Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây

Những bức hình dưới đây được thiết kế bởi Liu Young, một sinh viên Trung Quốc theo học tại Đức. Những góc nhìn tuy không mới nhưng vẫn khá bất ngờ và thú vị về sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây.
Trong 36 bức hình của mình để lột tả những sự khác biệt giữa “Đông” (tạm dùng từ này) và “Tây”, có vẻ như Liu Young đã nhận thấy rằng người phương Đông có nhiều thói khác biệt người phương Tây như “Đông” thường trong bụng rất tức giận nhưng bên ngoài vẫn thơn thớt cười nói, khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó thường rất vòng vèo và hay làm mọi việc rối tung lên, khi phải xếp hàng thì vô tổ chức như cái chợ vỡ… trong khi "Tây" thì ngược lại.
Tuy nhiên, có một ưu điểm gần như là duy nhất của “Đông” so với "Tây" được Liu Young chỉ ra là dù thời tiết mưa nắng thế nào thì "Đông" vẫn luôn lạc quan hơn "Tây"!
Dù sao, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân Liu Young mà thôi, nhưng chúng ta vẫn có thể cùng chia sẻ và suy ngẫm xem sao.
(Màu xanh tượng trưng cho phong cách phương Tây; Màu đỏ tượng trưng cho phong cách phương Đông)

Trống đồng và quê hương dịch lý


Dieu thu van.jpeg

- 1 – Điểu thú văn.
- Trên mặt tất cả trống đồng loại 1 tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu: trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền..v.v.
Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài, với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả … không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời, điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học, lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay, nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp, một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời, dần dần tổng kết thành các qui luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch.

Sử thuyết họ Hùng

nguyenquangnhat
  1. Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
  2. Cổ sử Trung-Hoa và những dấu ?
  3. Những điều không thể
  4. Cây cầu Hoa-Hán
  5. Trống đồng
  6. Trống đồng tt
  7. Dịch lý và thờilập quốc
  8. Đường dẫn
  9. Truyền thuyết và thơ sử
  10. Thần thoại Trung hoa
  11. Thần thoại họ Hùng
  12. Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
  13. Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
  14. Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
  15. Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
  16. Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
  17. Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
  18. Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
  19. Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
  20. Hùng triều thứ 15-Hùng Định
  21. Khởi nghĩa chống Tần
  22. Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
  23. Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
  24. Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
  25. Vong quốc sử
  26. Lưỡng triều kháng Ngụy
  27. thời phục hưng
  28. hậu Đường và nước Đại Viêt
  29. phụ chương thay lời kết
  30. chú ý

Truyền thuyết và thơ sử Việt

Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .
- g. 1. Sự tích họ Hồng Bàng
- Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi “đế” cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương – đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, “Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được” rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.

Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand 2

Yonaguni 2.jpg
3/ Ai là chủ nhân của kim tự tháp Yonaguni ?
Các thông tin về thời kỳ cuối kỷ băng hà : 8000-BC chắc chắn không thể có trong sử sách của Hán tộc, vì họ định cư tại bắc TQ khoảng 2500-BC. Những ghi nhận về cộng đồng Việt sinh sống ở Nanhailand chắc chắn là hạn chế.
Như đã nói trong bài 6, phương hướng trên trống đồng ngược với phương hướng ngày nay, điều này có nghĩa là chủ nhân của trống đồng đã chiêm nghiệm thiên văn vào thời kỳ cuối kỷ băng hà (vì trục xoay của Trái Đất đổi vị trí cứ mỗi 11.000 năm)
(Hình 10a) Phương Bắc Nam không đổi, nhưng phương Đông Tây thì ngược so với ngày nay. Để hiểu chi tiết, xin xem lại bài 6.

Giải mã thông tin mặt trống đồng

Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .

Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.
- A.jpg
- - Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .
- A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT
- Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng , vòng tròn số 1 là cảnh sống , sinh hoạt của con người .
Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời , mọi kiểu trống mọi thời đại đều như thế ; điều này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt  : Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho ‘ông trời’ siêu hình .
- Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi ... “Trời đất ơi.-.cha mẹ ơi.”
- Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống , trong tiếng Việt ‘sáng’ và ‘sống’gần như là một âm , phần hồn tức anh linh nơi con người chính là 1 phần của cái khối sáng vĩ đại ấy đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động ...có thần , thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng ,6 hào là hình ảnh tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao . - Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy , quẻ Lôi địa Dự viết : ‘lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo’ cũng là lẽ này ; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng .... đã chỉ ra : anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao ...
- Cuộc sống miên trường không bao giờ dứt có chăng chỉ là chuyển đổi dạng thức tồn tại từ dương sang âm mà thôi hay nói theo dân gian là chuyển địa chỉ từ dương trần sang âm phủ .
- Cuộc sống vẫn tiếp nối chỉ chuyển dạng tồn tại mà thôi đấy là triết lý về sự sống - chết của người Việt đã được kinh Dịch thể hiện hay nói cách khác : tâm và vòng đồng tâm thứ nhất của mặt trống đồng Ngọc lũ đã thể hiện ‘nhân sinh quan’ của người Việt . Cuộc sống sinh động nhưng hữu hạn vì có sinh có biến đổi ắt có tử duy nhất chỉ nơi tâm vòng tròn là bất biến nên bất tử , ‘sinh’ là từ cõi Hằng bước sang cõi ‘Biến’ ....qua 1 thời gian dạo chơi trần thế để biết mùi ‘đời’ rồi .... ‘tử ’ tức là trở về nơi đã ra đi , người đời nói ‘sinh ký tử quy’ nghĩa là vậy ....nhưng ta phải luôn nhớ không phải ra đi làm sao thì trở về làm vậy ....vì qua thời gian ở cõi ‘biến’ ta đã thành người khác ...sáng hơn hay tối hơn là tùy những gì ta đã làm nơi dương trần với tư cách con người có ỵ́ thức và chủ động trong hành vi của mình ... ;
- Ngày ....‘ về’ ai cũng đè nặng trên vai 1 bao tải đựng “nghiệp” tức thành tích của mình nơi trần thế ...trình diện các cụ rồi mở bao ra .... thấy toàn ...án tòa và ‘mail’ nguyền rủa của người đời thì lập tức ....cút xéo... thế là vĩnh viễn trở thành ....kẻ thất sở thân sơ.
- Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu nhất thế giới , chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,
- Cao nhất là thờ ông ‘Thiên’ tổ của cả loài người , với quốc gia thì thờ quốc tổ , làng thì thờ ‘thành hoàng’, tộc họ thì có nhà thờ họ và trong mỗi nhà đều có bàn thờ ‘gia tiên’....trong nhân sinh quan người Việt thì ...qúa khứ -hiện tại - tương lai sống và chết là sự biến đổi tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt , thế nào rồi cũng có ngày phải về gặp các cụ .... lúc đó ....ăn làm sao nói làm sao ? chính vì vậy nên phải lo liệu ngay từ bây giờ....công đức tạo nên không phải chỉ để cho đời này mà là công đức cho mọi đời ....ngoại trừ những tay ‘siêu bịp’ thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng được kính trọng ở đời sau và ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời .

Đồ đồng cổ Đông Sơn


Trống đồng Đông Sơn.jpg


Ðồ Ðồng Cổ Ðông Sơn

Tác giả : Nguyễn Văn Huyên
.
Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi đá vôi và phiến thạch, phát hiện một số công cụ và vũ khí cổ bằng đồng. Ðịa điểm này thuộc làng Ðông Sơn huyện Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Thanh Hóa 4,650m về phía Bắc - Ðông bắc. Sau đó các nhà nghiên cứu đã khai quật và sưu tầm hàng trăm cổ vật thuộc nhiều loại hình hiện vật khác nhau: công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang trí và tượng mỹ thuật. Thuật ngữ Văn hóa Ðông Sơn xuất hiện và nổi tiếng từ giai đoạn này.
.
Dong Son bronze drum.jpg
.
Tuy nhiên, hai mươi năm phát hiện văn hóa Ðông Sơn, các nhà nghiên cứu người Pháp và nước ngoài chỉ mới khai quật được vài địa điểm quanh khu vực Thanh Hóa và Quảng Bình. Do tư liệu lúc đó còn hạn chế, cộng với quan điểm thiên di và vay mượn chi phối nên các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu thường cho rằng chủ nhân của văn hóa Ðông Sơn không phải là cư dân bản địa mà là từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Tây sang.