Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Giải mã ngày Giỗ Tổ Hùng Vương


Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng.
Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu?

Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử; còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt.
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết:
“Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”.

Những loại giấy cổ của Việt Nam

Tác giả: Doremon360
Nguồn: Blog Doremon360
(Mục 3 của bài này nói về 2 loại giấy xưa của Việt Nam : giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng)
1/ Lời nói đầu :
Văn minh thế giới hiện đại được xây dựng lên nhờ đóng góp của rất nhiều dân tộc trên Thế Giới, trong đó, những nền văn minh kỷ băng hà của các dân tộc Đông Nam Á cổ đã đóng góp rất nhiều tri thức và công nghệ cho sự phát triển của những nền văn minh sau kỷ băng hà. Rất may là TG ngày nay luôn tìm tòi những cái mới, tôn trọng quyền tác giả, đồng thời tìm hiểu lại sự chính xác của các ghi chép lịch sử, các khẳng định của những nhà chính trị, để hiểu rõ những diễn biến trong quá khứ.
Trong khoa học, những thông tin làm thay đổi những “hiểu biết đã được nhiều người công nhận” không phải không có tiền lệ. Chính những hiểu biết mới sẽ giúp cho con người phát triển, dù đôi khi nó làm chúng ta phải xóa bỏ những nhận định củ để nhìn nhận vấn đề theo một cách khác hẳn.
Ngày nay phương Tây đã nghiêm túc nghiên cứu lại những nhìn nhận chủ quan trước đây về đóng góp của các dân tộc Đông Nam Á cho sự phát triển của khu vực và TG cổ đại. Tiêu biểu là tác phẩm "Địa Đàng Phương Đông" của Oppenheimer. Gần đây là một loạt các công trình nghiên cứu về di truyền học và sự thiên di của các dân tộc trên TG ( Xem bài: Mô phỏng qúa trình di cư của con người).
TG đã nghiêm túc đặt lại vấn đề nghiên cứu văn minh của các dân tộc Đông Nam Á, gồm cả vùng đất bị nhận chìm xuống biển Đông vào cuối kỷ băng hà, chúng ta là người Việt, thiết nghĩ nên góp phần cùng với TG để làm sáng tỏ những đóng góp của cha ông xưa.
2/ Vùng đất sinh sống của người Việt xưa và nền văn minh tại đó :
Migration patterns of early Humans : ( Vietnam ~ M175 )

Nguồn gốc phát minh giấy Việt

undefined

Tác giả: Lê Thanh Hoa
Nguồn: Blog Doremon360
Trên mạng Internet, trang của đài phát thanh Bắc Kinh, phần tiếng Việt đã viết về người phát minh ra giấy viết như sau:
“Sự phát minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người. Từ khi có giấy, sự kế thừa và truyền bá kiến thức tiến vào thời đại hoàn toàn mới. Thái Luân là người đổi mới kỹ thuật làm giấy quan trọng.”
Kỹ thuật làm giấy là một trong 4 phát minh lớn về khoa học - kỹ thuật cổ đại mà người Trung Quốc tự hào mình là tác giả. Bốn phát minh bao gồm la bàn, kỹ thuật làm giấy, kỹ thuật ấn loát và thuốc nổ. Bốn phát minh đã thúc đẩy truyền bá và giao lưu văn hóa khoa học thế giới, ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình của lịch sử thế giới. Mỗi phát minh trong 4 phát minh này đều trải qua quá trình cải tiến và diễn biến trong thời gian dài, không phải chỉ riêng là công lao của một người và một thời đại.
Trung Quốc cổ đại ghi chép sự việc trên mai rùa, xương thú, thẻ tre, ván, đồ đồng, bia đá v.v... Chữ khắc trên mai rùa và xưõng thú nổi tiếng là tiền thân của chữ Hán hiện đại, chính vì được khắc trên mai rùa, xương thú và đồ đồng đen, chữ viết này được lưu truyền đến thế hệ sau. Cho đến nay, các mai rùa, xương thú trên có chữ viết được khai quật ra đã có khoảng 2.000 nãm lịch sử. Sau đó, cổ đại Trung Quốc còn viết chữ trên thẻ tre và ván. Xét từ tác dụng và tính chất, thẻ tre và ván giống như mai rùa và xương thú. Tiếp theo thẻ tre và ván, hàng tơ lụa cũng từng dùng để viết chữ, nhưng chủ yếu là hoàng gia quý tộc sử dụng.

Nguyên tắc luận tuổi lạc việt



NGUYÊN TẮC CHUNG

TƯƠNG QUAN CHỒNG VỢ
Nguyên tắc chồng là Dương phải sinh cho vợ là Âm, vợ phải dưỡng chồng. Tương quan vợ chồng âm dương nhưng là ở cùng cấp độ (đồng đẳng) nên vợ dưỡng chồng là thuận lý. Dương thuận âm nghịch, lấy dương làm trọng nên thiên can chồng sinh vợ là tốt nhất, khắc vợ là xấu nhất, thân mạng vợ dưỡng chồng là tốt nhất, địa chi có dương trong âm nên hợp nhau là tốt nhất.

Về Thiên Can
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Chồng sinh vợ
2) Vợ khắc chống
3) Bình hoà, hợp
4) Vợ sinh chồng
5) Chồng khắc vợ


Về Thân Mạng
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) Vợ sinh chồng
2) Chồng khắc vợ
3) Bình hoà
4) Chồng sinh vợ
5) Vợ khắc chồng


Về Địa chi
Coi theo cách thông thường trong dân gian,
Tính tốt xấu thuận tự như sau:
1) tam hợp, nhị hợp
2) cùng địa chi
3) không có liên hệ trực tiếp
4) xung hình hại tuyệt

Bảng Tra Mạng Theo Lạc Thư Hoa Giáp

Thân gửi quý vị quan tâm,
Diễn đàn Lý Học Đông Phương sử dụng Lạc Thư Hoa Giáp của người Việt, thay đổi ở mạng ThủyHỏa so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc. Tính hợp lý và logic của Lạc Thư Hoa Giáp đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh trong các sách "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" hoặc "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục Thập Hoa Giáp". Vì vậy trong mục này chúng tôi không chứng minh lại nữa. Quý vị quan tâm có thể tìm các sách trên để tham khảo.
Trước khi đặt câu hỏi liên quan đến Luận Tuổi, quý vị vui lòng kiểm tra lại mạng của mình, của các thành viên trong gia đình để biết chính xác.
Trân trọng.

Resized to 85% (was 871 x 625) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image
Posted Image

Nguyên lý của tuổi Kim Lâu

Tác giả: VinhL
Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính tuổi xây nhà. Nhưng dưới đây là phương pháp phổ biến trong dân gian và được thẩm định trên thực tế trong xã hội Đông phương. Bạn đọc nên biết rằng phương pháp này đúng thì cũng chỉ là một yếu tố cần, nhưng không phải duy nhất quyết định sự tốt xấu khi xây cất. Còn nhiều yếu tố khác theo phương pháp của phong thủy cần tìm hiểu và áp dụng. Dưới đây là bài nghiên cứu của VinhL, thành viên Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương, nói về nguyên lý của tuổi Kim Lâu.
Khi nghiên cứu đến 28 cầm tú, tình cờ vấn đề Kim Lâu lại được nhắc tới, nên sẳn thời gian tra khảo các cổ thư Ngọc Hạp Ký tiếng Hán, tôi khám phá ra nguyên lý của Kim Lâu, nay xin chia sẻ cùng các bạn.
Theo các sách thì phương pháp tính Kim Lâu như sau:
Kim Lâu bảng khởi chánh Khôn cung
Thường phi ngũ thập nhập trung cung
Khãm Ly Chấn Đoài vi tứ Kiết
Ngộ Càn Khôn Cấn Tốn giai Hung.

Long Quy : Một Loài Thú Lành - Chủ Cát Tường Chiêu Tài Giải Tam Sát

Nguồn: www.blogphongthuy.com
Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông , đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc .
Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm ( Chín đứa con ) , các phẩm không giống nhau phân biệt như sau : Con lớn là Tù Ngưu thích âm nhạc ; tiếp thứ hai là Nhai Tý háo sát ; ba là Triều Phong thích nguy hiểm ; bốn là Bá Hạ thích Mang vật nặng ; năm là Bệ Ngạn thích tranh cãi ; sáu là Xuy Vẫn thích nuốt mọi vật ; bảy là Thao Thiết thích ăn ; tám là Kim Nghê thích khói lửa ; chín là Bồ Lao thích la hét .
Trong chín con của Rồng duy có con thứ tư là Bá Hạ thích mang vật nặng , ngoại hình của nó giống con rùa , đầu thì giống rồng.
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy . Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng , ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa , nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia , nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn .
Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc , đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn . Phong Thủy Học có nói : “Yếu khoái phát , đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát” . Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt , Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi , còn đem lại nhân duyên nữa .

8 “bảo bối” Phong Thủy cho cuộc sống trường thọ


Nguồn: Eva
Gia tăng tuổi thọ và quãng đời của mọi thành viên trong gia đình bằng cách trưng những biểu tượng của tuổi thọ trong nhà, kích hoạt tác động của những biểu tượng đó là một yếu tố quan trọng của khoa học Phong Thủy.
Dưới đây là 8 vật phong thủy được bậc thầy phong thủy Lillian Too đề cập đến trong bài viết đăng trên trang The World of Feng Shui của bà.
1. Thọ tinh công

Tranh Ông Thọ hay Nam cực Tiên ông luôn đi cùng với hình ảnh trái đào và hạc tiên.
Ông Thọ là biểu tượng được trưng bày rất phổ biến trong các gia đình ở Châu Á. Đây là một trong ba vị tiên Phúc – Lộc – Thọ được biết đến nhiều nhất với hình ảnh một ông già mặc áo choàng vàng, tay cầm gậy có treo một quả đào (trái đào là biểu tượng của sự bất tử) và một nậm rượu.
Theo nữ phong thủy bậc thầy Lillian Too, treo tranh ông Thọ ở nơi thoáng, rộng, nơi tầm mắt gia chủ dễ hướng đến nhất (thường là lối ra vào chính của căn phòng), sẽ có tác dụng mang tới sức khỏe tốt cùng cuộc sống trường thọ, êm đềm cho gia chủ trong ngôi nhà.

Lăng mộ vua Quang Trung

Tác giả: Ghi chép của Lương Mỹ Hà
Nguồn: Giadinh.net.vn
Mộ thiêng trong hoang phế
Người đầu tiên tung “quả bom tấn” ra dư luận về vấn đề lăng mộ Quang Trung là ông giáo Trần Viết Điền - Giảng viên môn Vật Lý trường ĐH Sư phạm Huế. Trước những tranh cãi cho rằng, lăng Ba Vành là lăng Đức ý hầu Lê Quang Đại, một vị quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chết vào đầu năm 1746, bằng phương pháp vật lý, ông Điền đưa ra 5 luận cứ nhằm vén bức màn bí mật và lật lại hoàn toàn vấn đề, khẳng định lăng Ba Vành chính là lăng mộ Quang Trung.
Phế tích lăng Ba Vành
Lăng Ba Vành nằm ở ngọn đồi Thiên An, phía Tây thành phố Huế. Một người chăn bò ở gần đấy thấy chúng tôi lụp xụp áo mưa tìm lên lăng thì lắc đầu nửa tin nửa ngờ. Theo như ông biết, cách đây hàng vài chục năm đã có nhiều người đến đây đào bới nghiên cứu. Nhưng đấy là chuyện của thời ông mới lấy vợ. Còn giờ đây, khi con ông đã sắp lập gia đình, cái lăng mộ cổ này vẫn vậy và càng ngày, nó càng bị trâu bò ngứa sừng đào bới cho tung toé. Ông vạch cây, rẽ lối chỉ đường cho chúng tôi mò đến tận lăng.

Theo ý ông Điền, lăng Ba Vành chính là lăng mộ Vua Quang Trung. Thế nhưng tại sao những người đời sau lại cho rằng đấy là lăng của Đức ý hầu Lê Quang Đại? Tìm tòi ròng rã nhiều năm, ông Điền phát hiện ra rằng đã có nhiều người tìm cách biến nơi này thành... một ngôi mộ giả!

Phế tích lăng Ba Vành nằm giữa rừng thông bạt ngàn và chằng chịt bởi những lùm bụi mâm xôi. Cây rựa trong tay người chăn bò tốt bụng khua lên loang loáng. Một khoảng tường thành xây dựng bằng các phiến đá to chồng lên nhau thấp thoáng hiện ra sau đám cỏ cây rậm rạp. Những viên gạch sứt mẻ, nhưng với “người trần mắt thịt” như chúng tôi vẫn có thể hình dung ra đấy là một bức tường đã từng được xây rất kiên cố. Vừa phạt quang bụi rậm, người đàn ông có đôi bàn tay vàng khè của một người tứ mùa làm ruộng kể: Cách đây gần 20 năm, khu vực này còn có cả khỉ. Đường lên lăng gồ ghề, xóc nẩy. Thi thoảng có việc lên núi lấy củi, ông thấy một số viên đá to, dài cả sải tay bị đổ cạnh lăng đã bị cỏ mọc trùm lên. Ngoài ra, còn có một số bức phù điêu có khắc chữ đã mòn trắng bị trẻ chăn bò đập phá rồi ném cách lăng đến 5m. Một thời gian sau, có nhiều nhà khoa học đến đây. Họ phát quang cây cối cả một vùng, rồi đào bới nhặt nhạnh từng mảnh vỡ về ghép lại để nghiên cứu và mở ra nhiều chi tiết lạ kỳ của một ngôi lăng tưởng như đã chìm trong hoang phế.

Tôi nhớ lại lời của ông Trần Viết Điền trước khi mình khăn gói lên tận Thiên An xem lăng: “Ba Vành trước đây là lăng của một vị quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát tên là Lê Quang Đại đã chết vào đầu năm 1746. Sau đó, vua Gia Long cho san thành bình địa tất cả các địa điểm có liên quan đến vua Quang Trung. Lăng Ba Vành hoang phế từ đấy. Vì bị cỏ cây che lấp nên ai cũng tưởng ngôi lăng có qui mô vừa. Chúng tôi đã phát lộ và dùng thước đo đạc mới thấy qui mô của lăng, dẫu đã bị quật phá nặng vẫn có quy mô rất hoành tráng”.


Nhà ba gian và Phong Thủy Lạc Việt

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Căn phòng chính giữa được bố trí làm phòng khách và nhà thờ. Ngay sát tường đối diện với cửa cái người ta đặt bàn thờ - Thần, Phật và Gia tiên. Theo phép thờ cúng thường người ta đặt bàn thờ Phật ở chính giữa – nếu đứng từ ngoài nhìn vào – bàn thờ Thần đặt bên tay trái, bàn thờ Gia tiên đặt bên tay phải. Trước bàn thờ, người ta thường có đặt một bộ trường kỷ hoặc bàn ghế tiếp khách. Hai bên cột nhà trước bàn thờ, người ta thường treo hoành phi, câu đối, hoặc như nhà nào nghèo trên vách cũng treo tranh hoặc câu đối bằng giấy. Nhà thường không có chia buồng ngang, nên người ta hay đặt hai bộ ván ở hai bên nhà. Nếu có chia làm hai trái thì một bên nhà người ta để cót thóc hoặc giống cây các loại cho mùa sau. Một bên người ta làm phòng ngủ. Thông thường thì khu vực bếp làm riêng, biệt lập hoặc ngăn cách hẳn với căn nhà.
Có thể nói: Do sự phổ biến và tồn tại rất lâu đời, nên những kiểu nhà trên trở thành một lối kiến trúc đặc thù, rất phổ biến trong văn hóa nông thôn Việt Nam. Tại sao ông cha ta lại chọn kiểu nhà này?

Hồ Lô Tuy Nhỏ Mà Tác Dụng Lớn – Tiêu Tai Hóa Bệnh


Nguồn: http://www.blogphongthuy.com

Nó có tác dụng quảng cáo rất lớn, chỉ cần thấy Hồ Lô thì hiểu ngay là chỗ làm về Y Dược. Trong tác phẩm Tây Du Ký , có các loại yêu tinh thường hay dùng Hồ Lô tu luyện thành Pháp Khí, là pháp bảo để chiến thắng đối thủ.
Nói về hình dạng, Hồ Lô không chỉ để sử dụng mà nó còn có các công hiệu Thần Bí vô cùng ! Trong Phong Thủy Học công dụng của Hồ Lô rất lớn. Các bậc Tiên Hiền đã sớm phát hiện Hồ Lô không chỉ tiêu tai mà còn có thể hóa bệnh.
Phàm trong nhà mà thường có người bị bệnh, có thể treo Vật phẩm phong thủy này, có thể trợ giúp mau lành bệnh, nam nữ già trẻ đều dùng được. Nếu như bạn không có nhiều kiến thức về Phong Thủy thì dùng Hồ Lô treo ở đầu giường của Bệnh Nhân, tất nhiên sẽ có hiệu quả.
Nếu cần có thể đọc trong các sách về Phong Thủy hoặc nhờ Phong Thủy Sư tính giúp cho phương vị Thiên y hoặc Diên Niên để treo thì kết quả rất tốt. Bệnh lớn hóa nhỏ, bệnh nhỏ sẽ hết, làm cho người bệnh yếu trở nên khỏe mạnh tinh thần khoan khoái.
Hiện nay ngoài Hồ Lô thiên nhiên được xử lý để sử dụng còn có nhiều loại Hồ Lô với nhiều chất liệu được chế tác như gỗ, kim loại, ngọc. Trong nhà nếu vợ chồng bạc duyên, chung giường mà khác mộng, có thể treo thử một cái Hồ Lô đồng ở đầu giường, có thể sẽ nối lại sợi dây tình cảm, có khi đem lại những cảm xúc ngọt ngào như thời mới yêu nhau.
Trong Huyền Không Phong Thủy, Nhị Hắc và Ngũ Hoàng là hai sao mang đến nhiều bệnh tật, nếu nó bay vào cửa hoặc phòng ngủ. Như năm nay 2010 nếu phòng ngủ của bạn ở phương vị Đông-bắc hoặc Tây-nam thì bị sát khí của sao Nhị Hắc và Ngũ Hoàng. Làm cho người ngủ ở hai phòng này, nhiều khi vô duyên vô cớ bị bệnh tật tai họa, đây chính là lúc phát huy tác dụng to lớn của Hồ Lô đồng.
Nhị Hắc, Ngũ Hoàng ngũ hành thuộc Thổ, dùng kim hóa giải. Hồ Lô Đồng thuộc kim, kim có thể tiêu hóa thổ, Hồ Lô lại có thể hóa giải bệnh tật, một vật dùng hai mục đích, hiệu quả sẽ rất tốt.

Rồng Xanh trong Phong Thủy (Thanh Long), linh vật trừ khử kẻ tiểu nhân ám hại


Nguồn: BlogPhongThuy
Theo Khoa Học Phong Thủy, rồng có tác dụng trừ khử tiểu nhân, đặt biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là Rồng Xanh hay Thanh Long)
Nếu đặt rồng xanh ở hướng rồng của ngôi nhà thì những kẻ tiểu nhân không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng bạch hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu, thì nên bày rồng xanh ở hướng rồng, để hóa giải tai ách do bạch hổ gây ra.
Rồng xanh ngọc xanh đông linh dáng đứng

Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Ngoài ra rất phù hợp cho người làm việc hành chính , hoặc hoạt động chính trị , giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt Rồng Xanh bằng ngọc (tốt nhất), bằng đá, bột đá…ở góc trái bàn viết tượng trưng cho Tả Thanh Long. Và để loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do bọn tiểu nhân gây ra thì rồng xanh còn có thể bày ở bên trái nhà ở, như vậy hiệu quả sẽ càng tốt hơn.

Thăng tiến nhờ tháp Văn Xương

image_27910_van_xuo


Nguồn: www.blogphongthuy.com
Tháp Văn Xương có nhiều kích cỡ và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, đá quý... Nó rất có ích cho những ai chuẩn bị bước vào các kỳ thi quan trọng hoặc những người muốn tăng tiến về công danh.
Nên đặt tháp Văn Xương ở hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam của căn phòng hoặc ở vị trí của sao Văn Xương tính theo tuổi của mỗi người.
1. Tuổi Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất thì vị trí Văn Xương ở hướng Đông Nam.
2. Tuổi Ất Sửu, Ất Mão, Ất Tỵ, Ất Mùi, Ất Dậu, Ất Hợi thì vị trí Văn Xương ở hướng Nam.
3. Tuổi Bính Tý, Bính Dần, Bính Thìn, Bính Ngọ, Bính Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Mậu Thân, Mậu Tuất thì vị trí Văn Xương ở hướng Tây Nam.
4. Tuổi Đinh Sửu, Đinh Mão, Đinh Tỵ, Đinh Mùi, Đinh Dậu, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Tỵ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi thì vị trí Văn Xương ở hướng Tây.
5. Tuổi Canh Tý, Canh Dần, Canh Thìn, Canh Ngọ, Canh Thân, Canh Tuất thì vị trí Văn Xương ở hướng Tây Bắc.
6. Tuổi: Tân Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ, Tân Mùi, Tân Dậu, Tân Hợi thì vị trí Văn Xương ở hướng Bắc.
7. Tuổi Nhâm Tý, Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Ngọ, Nhâm Thân, Nhâm Tuất thì vị trí Văn Xương ở hướng Đông Bắc.
8. Tuổi Quý Sửu, Quý Mão, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Dậu, Quý Hợi thì vị trí Văn Xương ở hướng Đông.

Dòng họ Lê Hữu Trác: Chuyện ngôi mộ phát tích

12181208515_LanO

Tác giả: Vũ Lê
Nguồn: www.bee.net.vn
Ngôi mộ thiên táng
Theo gia phả dòng họ Lê  Hữu, Lê Hữu Dụng là đời thứ bảy, làm tư trưởng có quen với một người ở xã  Bình Lao, huyện Cẩm Giàng, hiệu là Đồ Cẩm, có hiểu biết về địa lý. Nhân một lần Đồ Cẩm đến nhà bạn chơi, thấy cảnh nhà bần bạc liền hỏi nguyên cớ. Lê Hữu Dụng tỏ vẻ băn khoăn: "Dòng họ nhà tôi mấy đời nay học hành cũng khá nhưng đi thi lại không đỗ đạt. Không biết có phải do mồ mả?". Nghe thế, Đồ Cẩm nhận lời: "Sẽ tìm đất cải táng ngôi mộ tổ, sau này tất sẽ phú quý".
a
Ngôi mộ thiên táng phát tích của dòng họ Lê Hữu.
Y hẹn, Đồ Cẩm quay trở lại nhà bạn. Vì chưa mua được tiểu sành, Đồ Cẩm bảo chỉ cần lấy cái nồi đất miệng rộng ("thổ oa đại khẩu") thay cho tiểu sành cũng được, rồi cùng nhau ra đồng cải táng ngôi mộ cho cụ Vũ Thị Yêm, vợ cụ tổ đời thứ sáu Lê Tất Thắng. Khi mọi người chuẩn bị mang hài cốt đến nơi cải táng thì trời bắt đầu nổi gió, mây đen kéo đến, mưa như trút nước nên không thể đi chôn được. Mọi người bèn bàn với nhau sẽ để tạm hài cốt ở ria lũy tre làng để sớm mai đem chôn.
Thế nhưng sáng hôm sau, khi mọi người ra đến nơi thì thấy đất đã lấp kín nồi hài cốt. Đồ Cẩm bảo: "Ngôi mộ đã được đặt vào nơi có thế đất hình Thiên mã, có ngựa lớn, ngựa nhỏ chầu về, trong thì  có Thượng thư án, ngoài có Kim Quy ngưỡng ngọa. Từ nay, dòng họ sẽ đinh tài lưỡng vượng, học hành đỗ đạt cao, trở thành dòng họ quý tộc chí bách dư niên" (có nghĩa sẽ kết phát trên một trăm năm).
Dòng họ khoa bảng
Lời tiên tri của ông Đồ Cẩm đã sớm trở thành hiện thực khi người con cả của Lê Hữu Dụng là Lê Hữu Thời đi thi Hương đỗ nhất Cử, thi Hội đỗ Tam trường, được bổ làm tri huyện huyện Chí Linh. Người con thứ tư Lê Hữu Danh (1642 - ?) đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ (tức Hoàng Giáp) khoa Canh Tuất (1670). Ông làm quan đến chức Hiến sát sứ. Khi mất, ông được tặng chức Tả thị lang, tước Văn Uyên bá.
Kế đó, ba người con của Lê Hữu Danh là Lê Hữu Hỷ, Lê Hữu Mưa, Lê Hữu Kiều và hai người cháu nội là Lê Trọng Tín, Lê Hữu Dụ (*) đều đỗ tiến sĩ.  Đặc biệt, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (con Tiến sĩ Lê Hữu Mưu) được suy tôn là đại danh y Việt Nam. Những bài thuốc và quan điểm chữa bệnh cứu người của ông vẫn còn sáng mãi với thời gian.
Như vậy, trong lịch sử, dòng họ Lê Hữu ở Liêu Xá đã đóng góp cho dân tộc 6 vị tiến sĩ, 5 giải nguyên, 20 cử  nhân, 20 tú tài, 1 quận công, 1 tước hầu... Đúng là dòng họ quý tộc "chí bách dư niên".
(*) Trong một số tài liệu ghi là Lê Hữu Dụng, nhưng theo gia phả họ Lê thì ông tên là Lê Hữu Dụ.

CÁCH HÓA GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG :


Trùng tang liên táng là một sự thực , dù cho người ta đến ngày hôm nay vẫn chưa tìm ra bản chất của nó . Từ xa xưa , người Việt chúng ta đã có quá trình theo dõi , điều trị có hiệu quả việc này . Thực ra sau khi tính toán và phát hiện ra người chết phạm vào Trung tang liên táng , việc điều trị rất đơn giản và hiệu quả rất cao . Điều cần thiết là khi phát hiện ra phải điều trị càng sớm càng tốt . dienbatn xin giới thiệu một số phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng có kết quả mà dienbatn sưu tập được và một vài phương pháp dienbatn thường sử dụng đạt được kết quả khá tốt . Một điều cần chú ý là có nhiều phương pháp hóa giải Trùng tang liên táng , nhưng những phương pháp của Tiên Gia , Phù thủy , Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt Trùng . Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của Thày còn cao , Trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục , nhưng khi Thày chết , không còn ai cai quản nhà tù nữa , Trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến Gia đình Thày và Thân chủ . Phương pháp tốt nhất là dùng Mật Tông , trì chú cho Trùng được siêu thoát , sau đó hồi hướng công đức cho họ . Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp , siêu độ cho Trùng rất tốt , khiến cho Trùng sớm siêu thăng tịnh độ , không còn làm ác được nữa .
CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG:
1/ BÀI THUỐC TRẤN TRÙNG :
Dùng các vị sau đây :
1/ Thần sa : 3 đồng cân .
2/ Chu sa : 2 đồng cân .
3/ Hồng hoàng : 5 đồng cân .
4/ Sương luật : 5 đồng cân .
5/ Địa liền : 5 đồng cân .
6/ A ngùy : 3 đồng cân .
7/ Huyết giác : 3 đồng cân .
8/ Đại hồi : 5 đồng cân .
9/ Quế chi : 5 đồng cân .
Dùng chỉ ngũ sắc kết phù TỨ TUNG NGŨ HOÀNH để trên mặt thuốc , cho vào túi vải yểm trong quan tài .

2/ BỘ LINH PHÙ TRẤN TRÙNG: ( Theo QTPS và tamandieungo)

" Tôi dự định đăng bộ phù trấn yểm trùng tang trong tài liệu sưu tầm thì tình cờ phát hiện bộ linh phù này đã được bạn QuangTichPhapSu đăng trên một trang web khác, thậm chí còn đầy đủ hơn. Lòng rất hoan hỉ, tôi đã save lại và sửa chữa nét cho rõ ràng cộng thêm chú thích. Nhận thấy những gì tôi có không bằng của bạn QTPS, nên tôi xin mạo muội đăng lại tài liệu này cho hoàn chỉnh.
Xin cảm ơn bạn QTPS đã có công đăng tải để mọi người có cơ duyên tham khảo. Rất mong bạn đóng góp thêm để huynh đệ mở rộng kiến văn.

Trùng Tang liên táng - Vài điều cần biết

Nguồn: Trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
1. KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG
Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta . Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này , nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương , thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự . Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước : Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh .Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa , các vị sư tăng đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả . Hàng ngày , vào buổi chiều , các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to , cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt . Ngoài ra , tại miền Bắc Việt Nam , từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông , Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh , Hải Phòng , Nam Định ... có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay . Thông thường , các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư , Phù Thủy , thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long - Bắc Ninh , Liên Phái - Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm . Theo Nguyên Vũ đã viết : "Hàm long : Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi " ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. "

Làm sao để biết hướng nào tốt xấu với mình?

Hỏi: Tôi muốn biết hướng nào tốt với mình để chọn hướng nhà và hướng bố trí bếp, giường ngủ, cửa, toilet...
Đáp: Muốn biết hướng nào tốt, xấu với mình, bạn hãy tra theo các bảng hướng dẫn bên dưới. Sau khi biết hướng tốt của mình, bạn hãy theo hướng tốt đó mà chọn hướng nhà, hướng cửa, bếp, giường ngủ...tất cả đều quay theo quy tắc: mặt quay về hướng tốt, lưng quay về hướng xấu.
Xem hướng nhà tốt - xấu theo Bát Trạch:

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cách xem hướng nhà tốt - xấu theo Bát Trạch:

1. Chọn cung phi theo bảng dưới đây: (VD nam sinh năm 1970, cung phi Chấn)


HÓA GIẢI PHONG THỦY XẤU THEO BÁT TRẠCH MINH



CÁC CÁCH HÓA GIẢI THEO BÁT TRẠCH MINH CẢNH

- Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau :

     Theo Phong Thuỷ, nếu hai nhà có cửa chính xung đối sẽ làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia nên chắc chắn sẽ có một nhà bị xấu. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc chuông gió treo ở cửa. Gương trong Phong Thuỷ có tác dụng phản xạ lại luồng khí bay tới, nhưng việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng bừa bãi vì gương có thể phạn xạ cả cát khí.

     Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa hoặc dùng các loại cầu thuỷ tinh treo để hoá giải.
- Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà :

      Nếu có con đường đâm thẳng vào nhà thì hung khí sẽ dội thẳng vào nhà. Ở nhà này không yên ổn dễ sinh thị phi bệnh tật, hao tổn tài lộc. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc xây tường cao để chắn. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa.


- Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà :

Nếu có dốc cao chạy thẳng vào nhà thì khí sẽ xung thẳng vào nhà hoặc khí đổ thẳng ra đường. Khí vận chuyển trong ngôi nhà cũng
như mạch máu trong cơ thể, phải thu nạp sinh khí và xuất đi uế khí. Khí vận chuyển phải quanh co uốn lượn không được xộc thẳng
vào hoặc xộc thẳng ra ngoài. Trường hợp này cần xây nhiều bậc lên xuống để giảm xung khí và treo rèm ở cửa ra vào. Dùng thêm chó đá, đôi con nghê, hoặc tượng Quan Công, tượng Phật Bà chế ở vị trí dốc cao đâm vào nhà.

Ước lượng giờsinh căn cứ vào xoáy đầu


Xoáyđầu trông nhưtrung tâm mà tóc từ đó mc ra. Người bình thường có mộtxoáyđầu nhưng cũng có người có hai hay ba xoáy.Đường giađầu làđường chy tsng mũi ti chính gia hai lông mày ri chạylên trênđầu.
Nếu xoáyđầu nm ngayđường giađầu thì sinh vào giTí NgMão Dậu.
Nếu xoáyđầu hơi lch mt chút so viđường giađầu thì sinh vào giDn ThânTHi
Nếu xoáyđầu nm xađường giađầu hoc có nhiu hơn mt xoáyđầu thì sinhvào giThìn Tut Su Mùi
Mt sngười cho rng:
Xoáy lch sang bên trái thì sinh giTí NgMão Du
Xoáy lch sang bên phi thì sinh giDn Thân THi
Hai xoáy thì sinh giThìn Tut Su Mùi"

NGUỒN TỪ VIETLYSO.COM

Việt Nam sử ca

Nguyễn Sinh TPHCM



VIỆT NAM SỬ CA
(Ngọc Diện Hoa chuyển thể thơ dựa theo
Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim)
cảm ơn anh Nguyễn Sinh, TP HCM đã sưu tập và chuyển cho sugia.vn
toàn bộ sử ca này

NƯỚC VIỆT NAM (越南)
I. QUỐC HIỆU
Hồng Bàng lập nước Văn Lang
Âu Lạc, Thục Phán sửa sang bội phần.
Tượng Quận gọi bởi nhà Tần
Hán diệt Triệu, xẻ ba phần nước Nam:
Cửu Chân, Giao Chỉ, Nhật Nam
Giao Chỉ, Đông Hán đổi làm Giao Châu.
Nhà Đường nước chiếm, nhà thâu:
“An Nam đô hộ phủ”, sầu quốc vong!
Nhà Đinh dẹp loạn sứ xong
Đổi Đại Cồ Việt ngoài trong một lòng.
Sang đời nhà Lý Thánh Tông
Xưng danh Đại Việt, tuyên ngôn sử hồng.
Cùng thời, vua Lý Anh Tông
"An Nam quốc" nhận gia phong Tống triều.
Bắc Nam tranh chấp tiêu điều
Gia Long thống nhất, xây triều Việt Nam.
Dân tình khổ cực đã cam
Việt Nam, Minh Mệnh đổi làm Đại Nam.
Bá quyền chưa bỏ ý tham
Phương trời đất Bắc nhúng chàm đảo điên.
Sử vàng dệt một trường thiên
Việt Nam hai chữ gắn liền tự do!

Ðại Nam Quốc Sử diễn ca

Ðại Nam Quốc Sử diễn ca

  
       Triều Nguyễn đã sai hai quan lại là Lê Ngô Cát Phạm Đình Toái soạn bộsach Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca để diễn giải lịch sử nước nhà bằng văn vần.
         Đây là bộ sử Việt Nam bằng văn vần đầu tiên của nước ta.



1. Mở đầu

Nghìn thu gặp hội thăng bình,
Sao Khuê sáng vẻ văn minh giữa trợi
Lan đài dừng bút thảnh thơi,
Vâng đem quốc ngữ diễn lời sử xạnh
Nam giao là cõi ly minh,
Thiên thư định phận rành rành từ xựa
Phế hưng đổi mấy cuộc cờ,
Thị phi chép để đến giờ làm gượng

2. Kinh Dương vương


Kể từ trời mở viêm bang,
Sơ đầu có họ Hồng bàng mới rạ
Cháu đời Viêm đế thứ ba,
Nối dòng Hoả đức gọi là Đế mịnh
Quan phong khi giá Nam hành,
Hay đâu Mai lĩnh duyên sinh Lam kiều,
Vụ tiên vừa thuở đào yêu,
Xe loan nối gót, tơ điều kết duyện
Dòng thần sánh vời người tiên,
Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra,
Phong làm quân trưởng nước ta,
Tên là Lộc tục, hiệu là Kinh dượng
Hoá cơ dựng mối luân thượng
Động đình sớm kết với nàng Thần lọng
Bến hoa ứng vẻ lưu hồng
Sinh con là hiệu Lạc long trị vị

3. Lạc long quân và Âu Cơ

Lạc long lại sánh Âu kỵ
Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dượng
Noãn bào dù chuyện hoang đường,
Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gỉ
Đến điều tan hợp cũng kỳ,
Há vì thuỷ hoả sinh ly như lời,
Chia con sự cũng lạ đời,
Qui sơn, qui hải khác người biệt lỵ
Lạc long về chốn Nam thuỳ,
Âu cơ sang nẻo Ba vì Tản viện
Chủ trương chọn một con hiền,
Sửa sang việc nước nối lên ngôi rộng

4. Hùng vương và nước Văn lang

Hùng vương đô ở châu Phong,
Ấy nơi Bạch hạc hợp dòng Thao giạng
Đặt tên là nước Văn lang,
Chia mười lăm bộ, bản chương cũng liện
Phong châu, Phúc lộc, Chu diên,
Nhận trong địa chí về miền Sơn tây;
Định yên, Hà nội đổi thay,
Ấy châu Giao chỉ xưa nay còn truyện
Tân hưng là cõi Hưng, Tuyên,
Vũ ninh tỉnh Bắc, Dương tuyền tỉnh Đông;
Thái, Cao hai tỉnh hỗn đồng,
Ấy là Vũ định tiếp cùng biên manh;
Hoài hoan: Nghệ; Cửu chân: Thanh;
Việt thường là cõi Trị, Bình trung chậu
Lạng là Lục hải thượng du
Xa khơi Ninh hải thuộc vào Quảng yện
Bình văn, Cửu đức còn tên,
Mà trong cương giới sơn xuyên chưa tượng
Trước sau đều gọi Hùng vương,
Vua thường nối hiệu, quan thường nối tện
Lạc hầu là tướng điều nguyên,
Vũ là Lạc tướng giữ quyền quân cơ;
Đặt quan Bồ chinh hữu tư
Chức danh một bực, đẳng uy một loại

Khai quật kho tàng cổ sử Việt Nam: Nhận diện chân tướng Bà Nữ Oa


* NGUYỄN XUÂN QUANG

Qua hai bài viết về Thần Nông và Bàn Cổ chúng tôi đã nhận diện rõ được Trứng Nước Thần Nông là Mẹ Tổ tối thượng tối cao (Supreme Being) (cổ sử Việt Nam cũng dừng lại ở đây khi viết Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông) sinh ra vũ trụ và Bàn cổ, Bàng Tổ là ông Trụ Trời. Mẹ Trứng Nước Thần Nông và Bàng Tổ chắc chắn không phải gốc gác là người Trung Hoa. Trước khi truy tìm chân tướng Nữ Oa chúng tôi xin nói rộng ra khuôn khổ bài viết một chút để độc giả nắm được trọn vấn đề.
Chúng ta đã biết Mẹ Trứng Nước Vũ Trụ Thần Nông là yếu tố Âm, với phần trên nhẹ hơn, tinh khiết hơn, trong sáng hơn tạo ra vòm trời, không gian (kể cả mặt trời) và phần nặng lắng xuống thành nước nguyên thể (Primeval Water), trên nước chất rắn sơ tạo trôi lềnh bềnh như cá. Chất rắn sơ tạo này sẽ tạo ra đá đất. Ta thấy rõ Nước là chính và Ðất là phụ. Việt ngữ TRỨNG NƯỚC xác quyết điều này. Nước tạo ra đất. Phần nước ở dưới khi trứng tách ra làm hai, một phần đặc lại thành chất rắn, cứng lại thành đá đất. Ngôn ngữ Việt tuyệt vời cũng cho ta thấy rõ điều này. Chúng ta gọi nước đông cứng lại là đá (ice). Theo địa chất học đá băng dần dần biến thành đất. Việt ngữ đá (nước đông cứng lại) đồng âm với đá (đất) nói rõ cho thấy đá đất là do nước đông cứng đá băng tạo thành. Ðây là lý do giải thích tại sao từ đá liên hệ với đác là nước, đầm (ao), đẫm (ướt), dầm (ngâm nước), Thượng ngữ Dakto là Nước Vú (sữa)... với Anh ngữ dam, đập nước, Ba Tư ngữ darya, biển... Thoạt khởi thủy, lúc big bang xẩy ra, trái đất cũng là một "giọt" chất lỏng khổng lồ cháy đỏ nguội dần, ngày nay ruột vẫn còn là chất lỏng cháy đỏ và trên mặt đất vẫn còn nước là biển sông hồ. Tóm lại nước đẻ ra đá đất.

Nguời Việt Nam vẽ kiểu và xây thủ đô Bắc Kinh


LÊ THANH HOA

Bắc Kinh trở thành thủ đô của nước Tầu từ năm 1420. Du khách viếng Trung Hoa từ  hơn 500 năm qua đều hết lời khen ngợi kiến trúc độc đáo của thủ đô này. Tác giả công trình kiến trúc thủ đô Bắc Kinh ấy là người Việt Nam: Nguyễn An
Bài viết này gồm các tiết mục:
1.      Sơ lược giai đoạn lịch sử Tầu Việt.
2.      Từ Yên kinh đến Bắc Kinh.
3.      Nguyễn An là ai?
4.      Công trình kiến trúc thành Bắc Kinh.
I. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:
A: SỬ TẦU:
Sau khi đánh bại nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh từ năm 1368 và tồn tại được 277 năm (đến năm 1644).
Chu Nguyên Chương (Thái Tổ) làm vua từ 1368 đến 1398 bị bệnh mất, lập cháu nội đích tôn là Chu Doãn Văn làm hoàng đế (Huệ Đế). Các người con khác của Minh Thái Tổ không phục vị hoàng đế trẻ này nên cử binh tranh ngôi. Triều thần hợp sức giúp Huệ Đế trừ được hầu hết các ông chú của vua trẻ là Chu vương Chu Túc, Tề vương Chu Loại Chi, Tương vương Chu Bách, Đại vương Chu Quế, Đàn vương Chu Tiện. Chỉ trừ Yên vương Chu Đệ, một thế lực mạnh nhất, là còn tồn tại.

Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài VN


* NGUYỄN SANG


Ngày nay, nhiều khách Trung Hoa khi tham quan hoàng thành và cung đình nhà Nguyễn ở Huế thường hay nói các vua chúa nhà Nguyễn đã bắt chước kiểu Cố cung của Trung Quốc mà xây dựng hoàng cung và cung điện của mình, nhưng quy mô bé nhỏ hơn nhiều. Mặt khác, bất cứ thượng khách của quốc gia nào trên thế giới hay là khách du lịch ngoại quốc nào tới thăm Bắc Kinh, các cán bộ và lãnh đạo Trung Quốc thường hay giới thiệu cho họ đi tham quan Cố cung, một di tích hoàng cung triều Minh, triều Thanh có quy mô to lớn, gồm nhiều cung điện nguy nga đồ sộ, tráng lệ huy hoàng, sân đình rộng thênh thang, nổi tiếng thế giới. Nhưng rất ít ai được biết công lao đóng góp quan trọng của nhà kiến trúc thiên tài Việt Nam, Nguyễn An trong những công trình kiến trúc vĩ đại này.
Lược sử thành phố Bắc Kinh
Thành phố Bắc Kinh hiện nay có một lịch sử lâu dài. Ngay từ đời nhà Chu, khi Trung Quốc còn đang ở trong thời kỳ xã hội nô lệ (trước công nguyên 11 thế kỷ), vùng này đã là một thị trấn quan trọng của đất phong của con cháu vua Nghiêu. Ðến đời Xuân Thu (trước công nguyên 720-476 năm), Chiến Quốc (trước công nguyên 475-221 năm), nơi đây là kinh đô của nước Yên. Qua đến đời Tần (trước công nguyên 221-206 năm) thì vùng này thuộc về các quận Quảng Dương, Ngũ Dương và Thượng Cốc. Sang đến đời Hán (trước công nguyên 206-công nguyên 220 năm) và đời Ðường (công nguyên 618-907 năm), vùng này thuộc Bộ Thứ Sử U Châu quản hạt. Năm 938, vua Thái Tôn nhà Liêu lấy nơi đây làm kinh đô phụ và đổi tên thành Yên Kinh (kinh đô chính của nhà Liêu ở Thường Kinh, nay là thành Ba Lê, Taý Kỳ Ba Lâm thuộc tỉnh Liêu Ninh).

Nhận diện thành phố Quảng Châu hôm nay, nơi cố đô Phiên Ngung nước Nam Việt ngày xưa


* TRƯƠNG QUANG

Chuyến bay nội địa Trung Hoa rời phi trường Hoàng Châu, vượt 2230 Km trong 1 giờ 40 phút, đưa đoàn du lịch 26 người bước xuống phi cảng Bạch Vân của thành phố Quảng Châu giữa trưa ngày 24/01/2003.
Phi cảng quốc tế Bạch Vân (Baiyun) vốn đã lớn rộng, trước mắt chúng tôi con đường xây cất và giải tỏa ngoại vi trong kế hoạch phát triển thành sân bay hiện đại nhất của Trung Quốc vào tháng 10/2003. Đến hôm nay, nếu so sánh với các phi cảng quốc tế trong vùng Đông Nam Á về số lượng hành khách và số lần tiếp nhận phi cơ quốc tế thì phi cảng Bạch Vân khấm khá hơn các phi cảng Pudoug (ở Thượng Hải), Kuala Lumpur (Malaisia) và Tân Sơn Nhất (Việt Nam); tương đương với các phi cảng Inchon (ỏ Hán Thành), Narita (Nhật Bản), Hồng Kông International Airport và Don Muang ( Bangkok), nhưng khó có thể bắt kip phi cảng Changi ở Singapore cả về phẩm và lượng (CT: Changi là sân bay sạch, đẹp và an ninh nhất thế giới, mỗi năm tiếp nhận 40 triệu hành khách, nơi hạ cánh của 60 hảng hàng không, có đường bay tới 146 địa điểm trên hoàn vũ). Phi cảng Bạch Vân đã từng tiếp đón đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 9 vào năm 2000.

Nhận diện chân tướng vua Thần Nông


* NGUYỄN XUÂN QUANG

Theo các bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như Ðại Việt Sử Ký, Khâm Ðịnh Việt Sử, An Nam Chí Lược, Việt Sử Lược thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam như sau "Ðế Minh cháu bốn đời vua Thần Nông nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra một người con là Lộc Tục. Vua lập đài tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam..." (Trần Ðại Sỹ, Từ Triết Học Ðến Huyền Thoại Nguồn Gốc Tộc Việt, Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại tr.1046). Về nguồn gốc dân Việt là con cháu vua Thần Nông bên Tầu này đã có nhiều học giả Việt Nam tranh luận. Người cho Thần Nông là người Tầu, kẻ lại cho Thần Nông là người Việt (Hừng Việt).
  Thần Nông là người Việt?
Trong các học giả cho Thần Nông là người Việt, người tiêu biểu là giáo sư Kim Ðịnh. Giáo sư Kim Ðịmh theo Mộng Văn Thông cho là Thần Nông là vua của Viêm tộc tức Việt. Theo Mộng Văn Thông trong Cổ Sử Nhân Vi, Viêm là Việt + Miêu, giáo sư Kim Ðịnh gọi là Vimê. "Theo thuyết trên thì vua Thần Nông hiệu là Viêm đế là Việt chứ không phải Tàu. Vua ấy giỏi nông nghiệp và bị một thủ lãnh của Tàu là Hiên Viên hạ sát để cướp đất và cướp luôn nền văn minh nông nghiệp đó" (Bình Nguyên Lộc, Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam tr.93).

Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt


* G.S. VŨ THẾ NGỌC

(Trích Đặc San Đền Hùng - Xuân Kỷ Tỵ 1989 - San Jose)
 Với các tài liệu Cổ Nhân học, Nhân Chủng học và Khảo Cổ học được phát hiện trong hai thập niên qua, thêm vào những nghiên cứu của các ngành khoa học khác từ Dân Tộc học, Ngôn Ngữ học cho đến các ngành Kim Loại học, Địa Chất học ... ngày nay người ta đã có thể mang thời đại Hùng Vương vào chính sử. Thành ra phạm vi của bài viết này chỉ hết sức khiêm nhượng như là một chú thích nhỏ của một luận văn lịch sử về thời dựng nước đầu tiên của Việt tộc.
Bài viết cũng không có những phát kiến nào mới lạ hơn là bổ xung và tổng kết những đề nghị, luận cứ của các học giả đi trước. Tuy nhiên nó cũng có một hy vọng là để chấm dứt những bài "sưu khảo" chỉ lập lại những ý kiến của Maspero, Lê Dư, Lê Chí Thiệp ... cách đây hơn nửa thế kỷ, hoặc tệ hơn nữa là các bài viết ca tụng mơ hồ cái gọi là "chim lạc".
 Từ Ngữ Hán Việt: Hầm Bẫy Các Học Giả
Một thời báo chí Sài Gòn đã chế diễu một ngài tổng bộ trưởng của Việt Nam Cộng Hòa khi ông ta nhầm Nhật Nhĩ Man (chữ Hán cũ phiên âm để chỉ nước Đức: Germany, German) là nước Nhật (Japan). Nhưng nhiều người không biết là chính "trò chơi" tương tự đã là hầm bẫy biết bao học giả Việt Nam và ngoại quốc trong vấn đề nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam. Bởi vì lý do duy nhất là tất cả tài liệu lịch sử của chúng ta đều viết bằng Hán văn, và một số không nhỏ các danh từ về nhân, vật, địa danh, danh xưng ... chỉ là chữ "ký âm" mà các vị không biết, chỉ chạy theo nghĩa tự Hán Việt.

Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam: bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN

Bác-sĩ TRẦN ÐẠI SỸ- Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp - Á

          Bài viết sau đây là Tài Liệu nghiên cứu của
Bác Sĩ Trần Ðại Sỹ, được trình bày tại Viện Pháp-Á năm 1991
   
Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt Nam bài diễn văn của Giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.

Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.

Chính với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đã kết thúc cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa.

Động Đình Hồ - cội nguồn của tộc Việt

* TRẦN THỊ VĨNH TƯỜNG
 
Hồ Động Đình ở đâu?
Ở miền nam sông Dương Tử, hồ Động Đình họp thành bởi nhiều hồ lớn. Mỗi năm vào mùa lũ nước sông Dương Tử chảy vào hồ, làm tăng diện tích hồ từ 2.800 km² đến 20.000 km². Quân Sơn, một đảo nằm giữa hồ có 72 đỉnh núi, rộng 1 km nổi tiếng với các loại trà thơm, hoa lá quý hiếm tươi tốt quanh năm. Cảnh đẹp thần tiên, nhiều truyện tích rất u linh chích quái, liêu trai chí dị. Từ hàng ngàn năm, nhắc đến Tiêu Tương Hồ Nam, là nhắc đến tiên cảnh Động Đình Hồ, đến “Bát cảnh Tiêu Tương” của vùng Giang Nam.
Hồ Động Đình (tài liệu từ Atlas)
Từ miền Hoa Bắc sa mạc, người thuộc chủng Hoa Hạ ào ào lưng ngựa triền miên chinh phục hết miền đất này đến miền đất khác. Người Hoa Bắc nổi tiếng với nhiều lý thuyết gia, nhưng văn chương rất khô khan. Trái lại, miền nam sông Dương Tử, nhất là miệt Động Đình sông nước mây khói mơ màng, nổi tiếng nhất với hai con sông Tiêu và Tương chảy vào lòng hồ, đã là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ văn, hội họa, âm nhạc...
“Ai có về bên bến sông Tương/ Nhắn người duyên dáng tôi thương/ Bao ngày ôm mối tơ vương...” của nhạc sĩ Thông Đạt, hay Kiều của Nguyễn Du, “Sông Tương một giải nông sờ/ Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia” cũng là sông Tương này. Chữ Tương, tiếng Hẹ (Hakka) phát âm là “siong”, tiếng Quảng Đông là “seong”, tiếng Quan thoại là “xiâng”.
Trong Chinh phụ ngâm, những vần thơ hết sức đẹp, cũng lấy cảnh sông nước hồ Động Đình:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng...
Hồ Động Đình trong truyền thuyết Hồng Bàng, theo Đại Việt sử ký toàn thư:
“Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục.
Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải...”.

Lịch sử Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ hơn 4000 năm trước đây (theo truyền thuyết)[1].
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các di tích chứng minh loài người đã từng sống tại Việt Nam từ thời kỳ Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn tại vùng này đã phát triển về chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật trồng lúa nước.
Những người Việt tiền sử trên vùng châu thổ sông Hồng-Văn minh sông Hồngsông Mã này đã khai hóa đất để trồng trọt, tạo ra một hệ thống đê điều để chế ngự nước lụt của các sông, đào kênh để phục vụ cho việc trồng lúa và đã tạo nên nền văn minh lúa nướcvăn hóa làng xã.
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận ra là một quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.[2]

Mục lục