Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .
Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng
thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC
LŨ.
-
- - Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .
-
A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT
- Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng , vòng tròn số 1 là cảnh sống , sinh hoạt của con người .
Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời , mọi kiểu trống mọi thời
đại đều như thế ; điều này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt
nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt : Mặt trời là trung tâm vũ trụ
cũng chính là hình ảnh đại diện cho ‘ông trời’ siêu hình .
- Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả
nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi ...
“Trời đất ơi.-.cha mẹ ơi.”
- Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống , trong
tiếng Việt ‘sáng’ và ‘sống’gần như là một âm , phần hồn tức anh linh nơi
con người chính là 1 phần của cái khối sáng vĩ đại ấy đến trái đất
nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động ...có thần ,
thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng ,6 hào là hình ảnh
tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao .
- Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về
trời chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng
vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy , quẻ Lôi địa Dự viết : ‘lôi xuất địa phấn
tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo’
cũng là lẽ này ; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng ....
đã chỉ ra : anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao
...
- Cuộc sống miên trường không bao giờ dứt có chăng chỉ là
chuyển đổi dạng thức tồn tại từ dương sang âm mà thôi hay nói theo dân
gian là chuyển địa chỉ từ dương trần sang âm phủ .
- Cuộc sống vẫn tiếp nối chỉ chuyển dạng tồn tại mà thôi đấy là
triết lý về sự sống - chết của người Việt đã được kinh Dịch thể hiện
hay nói cách khác : tâm và vòng đồng tâm thứ nhất của mặt trống đồng
Ngọc lũ đã thể hiện ‘nhân sinh quan’ của người Việt . Cuộc sống sinh
động nhưng hữu hạn vì có sinh có biến đổi ắt có tử duy nhất chỉ nơi tâm
vòng tròn là bất biến nên bất tử , ‘sinh’ là từ cõi Hằng bước sang cõi
‘Biến’ ....qua 1 thời gian dạo chơi trần thế để biết mùi ‘đời’ rồi ....
‘tử ’ tức là trở về nơi đã ra đi , người đời nói ‘sinh ký tử quy’ nghĩa
là vậy ....nhưng ta phải luôn nhớ không phải ra đi làm sao thì trở về
làm vậy ....vì qua thời gian ở cõi ‘biến’ ta đã thành người khác ...sáng
hơn hay tối hơn là tùy những gì ta đã làm nơi dương trần với tư cách
con người có ỵ́ thức và chủ động trong hành vi của mình ... ;
- Ngày ....‘ về’ ai cũng đè nặng trên vai 1 bao tải đựng
“nghiệp” tức thành tích của mình nơi trần thế ...trình diện các cụ rồi
mở bao ra .... thấy toàn ...án tòa và ‘mail’ nguyền rủa của người đời
thì lập tức ....cút xéo... thế là vĩnh viễn trở thành ....kẻ thất sở
thân sơ.
- Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu
nhất thế giới , chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo
‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,
- Cao nhất là thờ ông ‘Thiên’ tổ của cả loài người , với quốc gia
thì thờ quốc tổ , làng thì thờ ‘thành hoàng’, tộc họ thì có nhà thờ họ
và trong mỗi nhà đều có bàn thờ ‘gia tiên’....trong nhân sinh quan người
Việt thì ...qúa khứ -hiện tại - tương lai sống và chết là sự biến đổi
tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt , thế nào rồi cũng có ngày phải về
gặp các cụ .... lúc đó ....ăn làm sao nói làm sao ? chính vì vậy nên
phải lo liệu ngay từ bây giờ....công đức tạo nên không phải chỉ để cho
đời này mà là công đức cho mọi đời ....ngoại trừ những tay ‘siêu bịp’
thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng được kính trọng ở đời sau và
ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời .