Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây

Những bức hình dưới đây được thiết kế bởi Liu Young, một sinh viên Trung Quốc theo học tại Đức. Những góc nhìn tuy không mới nhưng vẫn khá bất ngờ và thú vị về sự khác biệt giữa phong cách sống của phương Đông và phương Tây.
Trong 36 bức hình của mình để lột tả những sự khác biệt giữa “Đông” (tạm dùng từ này) và “Tây”, có vẻ như Liu Young đã nhận thấy rằng người phương Đông có nhiều thói khác biệt người phương Tây như “Đông” thường trong bụng rất tức giận nhưng bên ngoài vẫn thơn thớt cười nói, khi suy nghĩ hay giải quyết một vấn đề nào đó thường rất vòng vèo và hay làm mọi việc rối tung lên, khi phải xếp hàng thì vô tổ chức như cái chợ vỡ… trong khi "Tây" thì ngược lại.
Tuy nhiên, có một ưu điểm gần như là duy nhất của “Đông” so với "Tây" được Liu Young chỉ ra là dù thời tiết mưa nắng thế nào thì "Đông" vẫn luôn lạc quan hơn "Tây"!
Dù sao, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân Liu Young mà thôi, nhưng chúng ta vẫn có thể cùng chia sẻ và suy ngẫm xem sao.
(Màu xanh tượng trưng cho phong cách phương Tây; Màu đỏ tượng trưng cho phong cách phương Đông)

Trống đồng và quê hương dịch lý


Dieu thu van.jpeg

- 1 – Điểu thú văn.
- Trên mặt tất cả trống đồng loại 1 tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu: trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền..v.v.
Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài, với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả … không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời, điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học, lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay, nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp, một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời, dần dần tổng kết thành các qui luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch.

Sử thuyết họ Hùng

nguyenquangnhat
  1. Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
  2. Cổ sử Trung-Hoa và những dấu ?
  3. Những điều không thể
  4. Cây cầu Hoa-Hán
  5. Trống đồng
  6. Trống đồng tt
  7. Dịch lý và thờilập quốc
  8. Đường dẫn
  9. Truyền thuyết và thơ sử
  10. Thần thoại Trung hoa
  11. Thần thoại họ Hùng
  12. Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
  13. Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
  14. Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
  15. Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
  16. Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
  17. Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
  18. Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
  19. Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
  20. Hùng triều thứ 15-Hùng Định
  21. Khởi nghĩa chống Tần
  22. Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
  23. Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
  24. Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
  25. Vong quốc sử
  26. Lưỡng triều kháng Ngụy
  27. thời phục hưng
  28. hậu Đường và nước Đại Viêt
  29. phụ chương thay lời kết
  30. chú ý

Truyền thuyết và thơ sử Việt

Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .
- g. 1. Sự tích họ Hồng Bàng
- Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi “đế” cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương – đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, “Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được” rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.

Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand 2

Yonaguni 2.jpg
3/ Ai là chủ nhân của kim tự tháp Yonaguni ?
Các thông tin về thời kỳ cuối kỷ băng hà : 8000-BC chắc chắn không thể có trong sử sách của Hán tộc, vì họ định cư tại bắc TQ khoảng 2500-BC. Những ghi nhận về cộng đồng Việt sinh sống ở Nanhailand chắc chắn là hạn chế.
Như đã nói trong bài 6, phương hướng trên trống đồng ngược với phương hướng ngày nay, điều này có nghĩa là chủ nhân của trống đồng đã chiêm nghiệm thiên văn vào thời kỳ cuối kỷ băng hà (vì trục xoay của Trái Đất đổi vị trí cứ mỗi 11.000 năm)
(Hình 10a) Phương Bắc Nam không đổi, nhưng phương Đông Tây thì ngược so với ngày nay. Để hiểu chi tiết, xin xem lại bài 6.

Giải mã thông tin mặt trống đồng

Giải mã Mặt trống đồng Ngọc lũ .

Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.
- A.jpg
- - Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .
- A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT
- Tâm trống là mặt trời đang chiếu sáng , vòng tròn số 1 là cảnh sống , sinh hoạt của con người .
Tâm trống đồng luôn luôn là mặt trời , mọi kiểu trống mọi thời đại đều như thế ; điều này cho thấy có sự thống nhất và xuyên suốt nguyên tắc cơ bản trong hệ tư tưởng Việt  : Mặt trời là trung tâm vũ trụ cũng chính là hình ảnh đại diện cho ‘ông trời’ siêu hình .
- Ông Trời là đấng tối cao mà quyền năng chi phối tất cả nhưng lại thân thiết gần gũi như cha mẹ nên người Việt hay gọi ... “Trời đất ơi.-.cha mẹ ơi.”
- Mặt trời phát ra ánh sáng cũng là phát ra sự sống , trong tiếng Việt ‘sáng’ và ‘sống’gần như là một âm , phần hồn tức anh linh nơi con người chính là 1 phần của cái khối sáng vĩ đại ấy đến trái đất nhập vào thân xác vật chất thành ra con người sống động ...có thần , thần tính ấy được quẻ Kiền gọi là Long hay con Rồng ,6 hào là hình ảnh tượng trưng của 6 giai đoạn bay lên từ đất tới trời cao . - Khi đã đi hết đoạn đường trần thế thì xác trả về cho đất hồn trở về trời chính vậy mà mặt trời với người Việt trở thành chốn linh thiêng vì tổ tiên ông bà ngự nơi đấy , quẻ Lôi địa Dự viết : ‘lôi xuất địa phấn tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo’ cũng là lẽ này ; câu dâng lên trời mà cũng là để ông bà mình hưởng .... đã chỉ ra : anh hồn tổ tiên đang ở chung với ông trời hay đấng tối cao ...
- Cuộc sống miên trường không bao giờ dứt có chăng chỉ là chuyển đổi dạng thức tồn tại từ dương sang âm mà thôi hay nói theo dân gian là chuyển địa chỉ từ dương trần sang âm phủ .
- Cuộc sống vẫn tiếp nối chỉ chuyển dạng tồn tại mà thôi đấy là triết lý về sự sống - chết của người Việt đã được kinh Dịch thể hiện hay nói cách khác : tâm và vòng đồng tâm thứ nhất của mặt trống đồng Ngọc lũ đã thể hiện ‘nhân sinh quan’ của người Việt . Cuộc sống sinh động nhưng hữu hạn vì có sinh có biến đổi ắt có tử duy nhất chỉ nơi tâm vòng tròn là bất biến nên bất tử , ‘sinh’ là từ cõi Hằng bước sang cõi ‘Biến’ ....qua 1 thời gian dạo chơi trần thế để biết mùi ‘đời’ rồi .... ‘tử ’ tức là trở về nơi đã ra đi , người đời nói ‘sinh ký tử quy’ nghĩa là vậy ....nhưng ta phải luôn nhớ không phải ra đi làm sao thì trở về làm vậy ....vì qua thời gian ở cõi ‘biến’ ta đã thành người khác ...sáng hơn hay tối hơn là tùy những gì ta đã làm nơi dương trần với tư cách con người có ỵ́ thức và chủ động trong hành vi của mình ... ;
- Ngày ....‘ về’ ai cũng đè nặng trên vai 1 bao tải đựng “nghiệp” tức thành tích của mình nơi trần thế ...trình diện các cụ rồi mở bao ra .... thấy toàn ...án tòa và ‘mail’ nguyền rủa của người đời thì lập tức ....cút xéo... thế là vĩnh viễn trở thành ....kẻ thất sở thân sơ.
- Với nhân sinh quan như vậy nên người Việt là dân tộc có hiếu nhất thế giới , chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,
- Cao nhất là thờ ông ‘Thiên’ tổ của cả loài người , với quốc gia thì thờ quốc tổ , làng thì thờ ‘thành hoàng’, tộc họ thì có nhà thờ họ và trong mỗi nhà đều có bàn thờ ‘gia tiên’....trong nhân sinh quan người Việt thì ...qúa khứ -hiện tại - tương lai sống và chết là sự biến đổi tiếp nối tuần hoàn không có chấm dứt , thế nào rồi cũng có ngày phải về gặp các cụ .... lúc đó ....ăn làm sao nói làm sao ? chính vì vậy nên phải lo liệu ngay từ bây giờ....công đức tạo nên không phải chỉ để cho đời này mà là công đức cho mọi đời ....ngoại trừ những tay ‘siêu bịp’ thì ai được kính trọng ở đời này ắt cũng được kính trọng ở đời sau và ngược lại kẻ bị người đời nguyền rủa thì cũng sẽ bị nguyền rủa đời đời .

Đồ đồng cổ Đông Sơn


Trống đồng Đông Sơn.jpg


Ðồ Ðồng Cổ Ðông Sơn

Tác giả : Nguyễn Văn Huyên
.
Năm 1924, một người nông dân làng Ðông Sơn đi câu cá ở hữu ngạn sông Mã trên cánh đồng đất bãi chạy dài giữa sông Mã và giải núi đá vôi và phiến thạch, phát hiện một số công cụ và vũ khí cổ bằng đồng. Ðịa điểm này thuộc làng Ðông Sơn huyện Ðông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Thanh Hóa 4,650m về phía Bắc - Ðông bắc. Sau đó các nhà nghiên cứu đã khai quật và sưu tầm hàng trăm cổ vật thuộc nhiều loại hình hiện vật khác nhau: công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, đồ trang trí và tượng mỹ thuật. Thuật ngữ Văn hóa Ðông Sơn xuất hiện và nổi tiếng từ giai đoạn này.
.
Dong Son bronze drum.jpg
.
Tuy nhiên, hai mươi năm phát hiện văn hóa Ðông Sơn, các nhà nghiên cứu người Pháp và nước ngoài chỉ mới khai quật được vài địa điểm quanh khu vực Thanh Hóa và Quảng Bình. Do tư liệu lúc đó còn hạn chế, cộng với quan điểm thiên di và vay mượn chi phối nên các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu thường cho rằng chủ nhân của văn hóa Ðông Sơn không phải là cư dân bản địa mà là từ phương Bắc xuống hoặc từ phương Tây sang.

Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam?

Bat-quai.gif
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề " tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam. Với sự thận trọng cần thiết, Thanhnien Online xin giới thiệu bài viết sau đây của học giả Nguyễn Thiếu Dũng để rộng đường tham khảo.
Từ hai nghìn năm trước khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta ở thời đại Hùng Vương đã sáng tạo Kinh Dịch và dùng học thuyết này xây dựng nền tảng cơ bản cho văn hoá Việt Nam, nhờ thế trong suốt một nghìn năm lệ thuộc Trung Hoa, chúng ta vẫn đứng vững không bị đồng hoá như các dân tộc ở Hoa Nam.
Người Trung Hoa không biết từ thời điểm nào đã tiếp thu được Kinh Dịch của Việt Nam và họ cũng đã dùng Kinh Dịch để góp phần xây dựng nền tảng văn hoá của họ. Cho nên trong sinh hoạt, chúng ta có nhiều điểm giống họ, sau một nghìn năm mất chủ quyền, ta mất luôn tác quyền Kinh Dịch và những gì ta nghĩ, ta làm thấy giống Trung Hoa ta đều tự nhận mình học của Trung Hoa. Kỳ thật không phải như vậy. Người Trung Hoa rất trọng hướng Đông, khi họ tiếp khách, chủ nhà ngồi quay mặt về hướng Đông để tỏ chủ quyền. Trong thời lập quốc họ luôn luôn hướng về biển Đông, không kể Nam Kinh những Kinh đô danh tiếng của Trung Quốc đều lần lượt nối nhau tiến dần từ Tây Bắc sang Đông. Ngày nay những thành phố lớn của họ cũng đều tập trung ở bờ Đông. Thế mà trong Kinh Dịch họ phải công nhận hướng Nam là hướng văn minh, mặc dầu trong sử sách họ vẫn cho Hoa Nam là xứ man di. Mỗi khi cần bói Dịch họ đặt Kinh Dịch trên bàn thờ cho quay mặt về hướng Nam như hướng ngồi của Hoàng đế, rồi lạy bái cầu xin. Cử chỉ này cho thấy trong tiềm thức họ không quên nguồn gốc Kinh Dịch đến từ phương Nam, từ đất nước của các vua Hùng.
Trong vòng 60 năm trở lại đây một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã trực giác thấy rằng Kinh Dịch là tài sản của Việt Nam nhưng khi nói như thế họ vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của truyền thuyết nên vẫn thừa nhận Phục Hy là nhân vật sáng tạo Kinh Dịch. Cho nên không tránh được mâu thuẫn.
Ngày nay chúng ta có đầy đủ chứng lý để nói ngay rằng Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo, trên chính quê hương Việt Nam với nhiều bằng chứng vật thể còn lưu dấu trên đồ gốm Phùng Nguyên, đồ đồng Đông Sơn. Phục Hy, Văn Vương chưa từng làm ra Dịch.

Chiếc gậy thần - Dạng thức nguyên thuỷ của hào âm, hào dương


Bat-quai.gif
Kinh Dịch được xưng tụng vào hàng kỳ thư của thế giới là do người làm ra Dịch biết vận dụng một cấu trúc độc đáo làm ngôn ngữ diễn đạt.
Ngôn ngữ của Dịch chỉ có hai ký tự: một hào âm và một hào dương. Hào dương là một vạch liền (-), hào âm là một vạch đứt (--). Đó là hai ký hiệu biểu trưng cho hai năng lực đối lập trong vũ trụ phối hợp với nhau tạo nên vận động của vũ trụ.
Vũ trụ được quan niệm như một thái cực, thái cực có hai năng lượng âm dương (lưỡng nghi) cọ xác nhau, đun đẩy nhau, biến hoá sinh thành tám dạng thức (tám quẻ đơn hay tám kinh quái).
Tám dạng thức này có hai đường vận động:
Tám quẻ đơn vận động trên vòng tròn tạo thành ba thiên đồ: Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ và Trung Thiên Đồ. Trung Quốc chỉ lưu hành hai đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên. Trung Thiên Đồ không được lưu hành ở Trung Quốc vì Trung Quốc không thể nào tìm được thiên đồ này, lý do là Việt Nam cha đẻ Kinh Dịch đã giấu biệt không cho Trung Quốc biết. (Xin xem Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam cùng tác giả).
Tám quẻ đơn chồng lên nhau từng đôi một, tạo thành 64 quẻ kép (hay 64 biệt quái).
Ba Thiên Đồ và 64 quẻ kép bao quát hết mọi qui luật vận động của vũ trụ giúp con người có thể hiểu biết thế giới, cũng như hiểu biết chính mình, qua đó quán chiếu được vận mệnh của mình và của vũ trụ.
Hai hào âm dương có công năng đa trị như thế chẳng khác chi chiếc gậy thần có phép biến hoá giúp con người có khả năng quán thông mọi sự, mọi việc.
Hai hào âm dương tuy đơn giản nhưng lại là phát minh quan trọng có tính quyết định. Đó là cách hệ thống thuyết âm dương, chuyển thành biểu tượng, nhờ biểu tượng - một phương pháp đặt thù của Kinh Dịch - con người có thể đạt đến minh triết.

Cư dân nam Thái Bình Dương đến từ Việt Nam - DNA của lợn có cho câu trả lời?

Trồng trọt và thuần hóa động vật từ lâu được xem là yếu tố quan trọng gắn với quá trình tiến hóa của con người và xã hội loài người. Đối với những nhà nhân chủng học và khảo cổ học, nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm của các loại cây trồng hay vật nuôi góp tiếng nói quan trọng trong việc xác định nguồn gốc của cư dân một vùng, một dân tộc, một quốc gia, liên quốc gia... ..
Tam giác vùng nam Thái Bình Dương

Ý nghĩa những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ


NgocLu.gif

Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

( Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu )

Lời nói đầu :
Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“.
Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nơi sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác (Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hoá đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng.
Trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam.jpg
The Dong Son bronze drums

Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand 2


Yonaguni 2.jpg
3/ Ai là chủ nhân của kim tự tháp Yonaguni ?
Các thông tin về thời kỳ cuối kỷ băng hà : 8000-BC chắc chắn không thể có trong sử sách của Hán tộc, vì họ định cư tại bắc TQ khoảng 2500-BC. Những ghi nhận về cộng đồng Việt sinh sống ở Nanhailand chắc chắn là hạn chế.
Như đã nói trong bài 6, phương hướng trên trống đồng ngược với phương hướng ngày nay, điều này có nghĩa là chủ nhân của trống đồng đã chiêm nghiệm thiên văn vào thời kỳ cuối kỷ băng hà (vì trục xoay của Trái Đất đổi vị trí cứ mỗi 11.000 năm)
(Hình 10a) Phương Bắc Nam không đổi, nhưng phương Đông Tây thì ngược so với ngày nay. Để hiểu chi tiết, xin xem lại bài 6.

Trôi dạt lục địa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sự trôi dạt của các lục địa
Plates in the crust of the earth, according to the plate tectonics theory
Fossil patterns across continents
Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng.

Mục lục

Năm 1912, Alfred Wegener đã nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào nhau (ví dụ Châu PhiNam Mỹ). Sau đó, Benjamin Franklin cũng có nhận xét tương tự. Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa chất, vào năm 1900, cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một "siêu lục địa" với cái tên là Pangaea. Ban đầu, giả thuyết đó không được chấp nhận rộng rãi vì người ta không hiểu tại sao các lục địa lại có thể trôi dạt ra xa nhau. Cho đến tận thập niên 1950 nó mới được chấp nhận ở Châu Âu và phải đến thập niên 1960 nó mới được chấp nhận ở Bắc Mỹ. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết kiến tạo mảng.

Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand


Yonaguni 1.jpg
Phần 1: Kim tự tháp Yonaguni và mối liên hệ với nền văn minh của người Việt trên thềm Nanhailand

1/ Dẫn nhập:
Như trong các bài viết về nguồn gốc dân tộc Việt, thường có nhắc đến thềm Nanhailand bên cạnh thềm Sundaland, vùng đất bị chìm dần xuống biển Đông trong khoảng thời gian từ 15000-BC đến 8000-BC.
Trong báo Khảo Cổ Học Việt Nam số 6 năm 2006 có đăng tin các nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy nhiều vỏ ốc ruộng và ốc nước ngọt đã bán hóa thạch, trong hang Thủng, Vịnh Hạ Long. Điều này góp thêm một bằng chứng về vùng đất sinh sống của người Việt cổ là tại thềm Nanhailand.
Bài viết của Nguyễn Đức Hiệp về nguồn gốc Mân Việt và Đông Nam Á cổ của một số dân tộc bản địa tại Đài Loan cũng góp thêm bằng chứng cho nhận định này.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Atlantis



Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bản đồ 1882 chỉ vị trí của Atlantis
Ảnh vệ tinh của quần đảo Santorini. Nơi này thường được cho là địa điểm của Atlantis.
Ngày nay có rất nhiều giả thuyết về lục địa Atlantis (tiếng Hy Lạp, Ἀτλαντὶς νῆσος, "đảo Atlas"). Lục địa Atlantis từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Dựa trên những tài liệu đáng tin cậy, người ta đã xây dựng rất nhiều những giả thuyết khác nhau về lục địa này.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Nguồn gốc

[sửa]Atlantis của Plato

Mặc dù Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên. Cái tên đầy gợi cảm Atlantis xuất hiện trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh PlatoTimaeus và Critias, vốn được đặt theo tên các nhân vật trong hai cuộc trao đổi tưởng tượng giữa Socrates và học trò. Mở đầu phần đối thoại Timaeus, Socrates nhắc tới cuộc thảo luận hôm trước về một xã hội “hoàn thiện”. Ở đây Plato nhắc tới cuộc đối thoại nổi tiếng nhất của ông, Nền cộng hòa, mà ông đã viết từ nhiều năm trước. Và Plato mượn lời Socrates để kể ra hàng loạt đặc điểm cần có của một chính phủ hoàn hảo mà ông đã mường tượng trong Nền cộng hòa: thợ thủ công và nông dân tách khỏi quân đội; quân nhân kỷ luật cao, được huấn luyện thể lực và âm nhạc, sống cộng đồng và không có tài sản riêng.
Trong những đối thoại mang tên Timaeus và Critias, được Plato viết vào năm 360 trước Công nguyên, có chứa các tài liệu tham khảo sớm nhất về Atlantis. Không hiểu vì lý gì mà Plato không bao giờ hoàn thành tác phẩm Critias. Ông giới thiệu Atlantis trong Timaeus như sau:
“Trong những tư liệu của chúng ta, vào thời xa xưa, Nhà nước của chúng ta đã ở một trạng thái tổ chức hùng mạnh, bắt đầu tại một địa điểm rất xa ở Đại Tây Dương, đã bắt đầu tấn công chinh phục và nghiền nát toàn bộ châu Âu và châu Á. Nơi đó đại dương yên bình rất thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, nơi đó ở ngay phía trước những hang rất lớn mà người Hy Lạp chúng ta gọi là “những cột đá củaHeracles”, nơi đó có một hòn đảo lớn hơn xứ Libya và châu Á cộng lại; các nhà lữ hành có thể băng xuyên qua nó để đến các hòn đảo khác, và từ những hòn đảo đi đến tất cả các lục địa xung quanh nó, bao gồm đại dương đã được đặt tên. Với tất cả những gì chúng ta có ở đây, trong những gì miệng chúng ta nói ra, nó rõ ràng là một thiên đường với một lối vào hẹp; nhưng đằng kia là một đại dương thực sự, và đất đai xung quanh nó được đặt tên một cách chính xác nhất, trong ý nghĩa đầy đủ và xác thực nhất, nó là một lục địa. Giờ đây, trong hòn đảo Atlantis tồn tại một liên minh của các vị vua, quyền lực tuyệt vời và nhiệm màu, thống trị tất cả các hòn đảo, trên nhiều hòn đảo khác và một phần của lục địa”.
Bốn người xuất hiện trong hai cuộc đối thoại là hai chính trị gia Critias và Hermocrates và hai triết gia Socrates và Timaeus xứ Locri, mặc dù chỉ một mình Critias nói về Atlantis trong đối thoại này. Nhiều luận cứ chứng minh rằng những nhân vật trong đối thoại này thực sự tồn tại, những những đối thoại này, được viết dưới dạng ghi chép lại, thuần túy là sản phẩm của Plato. Trong tác phẩm của mình, Plato thường mở rộng việc sử dụng các đối thoại của Socrates để thảo luận về các trạng thái đối lập trong bối cảnh của một giả thiết.
Timaeus bắt đầu với lời giới thiệu, tiếp theo là một sự miêu tả những sáng tạo và cấu trúc của vũ trụ và các nền văn minh cổ đại. Trong phần giới thiệu, Socrates trầm ngâm về xã hội hoàn hảo, được mô tả trong tác phẩm Cộng hòa (Plato) (viết năm 380 Tcn), và tự hỏi nếu ông và các vị khách của ông có thể nhớ lại một câu chuyện minh họa cho một xã hội như vậy. Critias đề cập đến một câu chuyện được mang tính lịch sử mà có thể làm ví dụ hoàn hảo, và sau đó là những miêu tả về Atlantis theo các luận cứ của Critias. Trong miêu tả của Critias, Athens cổ đại dường như được đại diện cho "xã hội hoàn hảo" và Atlantis đối thủ của nó, đại diện đối nghịch của những đặc điểm "hoàn hảo" được mô tả tại Cộng hòa. Critias tuyên bố rằng miêu tả về Athens cổ đại và Atlantis xuất phát từ một chuyến thăm tới Ai Cập của nhà lập pháp huyền thoại của Athens là Solon trong thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Tại Ai Cập, Solon đã gặp một tu sĩ của Sai, người dịch lịch sử của Athens cổ đại và Atlantis, chuyển ngữ những gì được ghi trên giấy cói (giấy papyrus) bằngchữ tượng hình Ai Cập, sang tiếng Hy Lạp. Theo sử gia Plutarch, Solon đã hội ngộ với “Psenophis của thành Heliopolis, và Sonchis của thành Sai, và đã học được kiến thức của tất cả các tu sĩ” ; Plutarch đề cập ở đây với các sự kiện xảy ra bảy thế kỷ trước khi ông viết về họ.
Theo Critias, các vị thần Hy Lạp xưa kia đã phân chia trái đất để mỗi thần có thể sở hữu được nhiều nhất; Poseidon được khá nhiều ưu tiên, và theo sở thích của mình, ông được giao sở hữu đảo Atlantis. Hòn đảo lớn hơn Libya cổ và Tiểu Á cộng lại ; nhưng sau đó, hòn đảo đã bị chìm bởi một trận động đất và trở thành một bãi bùn không thể đi qua, cản trở việc đi lại đến bất kỳ phần nào của đại dương. Plato khẳng định người Ai Cập đã mô tả Atlantis là một hòn đảo bao gồm chủ yếu là dãy núi ở phần lãnh thổ phía bắc và dọc theo bờ biển, và bao gồm một đồng bằng lớn với hình dạng chữ nhật ở phía nam “kéo dài liên tục 3000 stadia (khoảng 555 km, tức 345 dặm), ngoại trừ phần trung tâm nội địa 2000 stadia (khoảng 370 km, tức 230 dặm). Năm mươi stadia (9 km, khoảng 6 dặm) từ bờ biển là một ngọn núi thấp đều theo các hướng... đứt gãy theo dạng hình tròn… hòn đảo trung tâm có đường kính khoảng 5 stades (khoảng 0,92 km; 0,57 dặm).
Trong huyền thoại của Plato, Poseidon đem lòng yêu Cleito, con gái của Evenor và Leucippe, người sinh ra năm cặp sinh đôi nam. Người lớn nhất trong số này là Atlas, được làm vua hợp pháp của toàn bộ hòn đảo và đại dương (gọi là Atlantic – Đại Tây Dương, để vinh danh ông), khi ông sinh ra đã được tặng những ngọn núi và những khu vực xung quanh như là thái ấp của mình. Người sinh đôi với Atlas là Gadeirus, hay Eumelus trong tiếng Hy Lạp, đã đem hòn đảo này đối lập hoàn toàn với các cột đá của Hercules. Bốn khác cặp anh em sinh đôi khác là Ampheres và Evaemon, Mneseus và Autochthon, Elasippus và Mestor, và Azaes và Diaprepes – được cũng được trao quyền “cai trị nhiều người và vùng lãnh thổ lớn”.
Poseidon đã tạc núi, thứ mà ông yêu quý, thành một cung điện và kèm theo nó là ba vòng tường hào hình tròn với chiều rộng tăng dần, hơn nhau từ một đến ba stadia và ngăn cách bởi các vòng đất có kích thước tỷ lệ. Người Atlantis sau đó xây dựng những cây cầu về phía bắc từ núi, hình thành một tuyến đường nối với phần còn lại của hòn đảo. Họ đào một con kênh lớn ra biển, và cùng với những đường hầm được đục khắc các cây cầu vào những vòng tròn của đá để tàu có thể đi vào thành phố xung quanh núi, họ đục khắc bến tàu từ các bức tường đá của tường thành. Mỗi đoạn thành phố được bảo vệ bởi cửa và tháp, và một bức tường bao quanh mỗi vòng của thành phố. Các bức tường được xây dựng từ những mỏ đá đỏ, trắng và đen từ những vòng tường hào, và được phủ tương ứng theo thứ tự bằng thiếc, đồng và kim loại quý Orichalcum.
Theo Critias, 9.000 năm trước khi ông sinh ra, một cuộc chiến tranh đã diễn ra giữa những người bên ngoài các cột đá của Hercules ở eo biển Gibraltar và những người ở bên trong chúng. Người Atlantis đã chinh phạt các lãnh thổ của Libya bên trong các cột đá của Hercules, cũng như xa hơn về phía Ai Cập, lục địa châu Âu, và cả Tyrrhenia, và bắt những kẻ bại trận trở thành nô lệ. Người Athens đã dẫn đầu một liên minh chống lại đế chế của người Atlantis, và khi liên minh tan rã, họ đã một mình chống lại đế chế Atlantis để giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng.
“Nhưng một thời gian sau đó đã xảy ra động đất và lũ lụt như điềm báo, và một ngày và đêm đau thương xảy đến khi toàn bộ cơ thể của các chiến binh Atlantis bị nuốt chửng bởi mặt đất, và đảo của Atlantis bị nuốt chửng bởi biển cả và biến mất; vậy nên đại dương tại vị trí đó không thể đi qua và không được tìm thấy, bị chặn bởi bùn lầy mà nhờ đó hòn đảo đã tạo ra sự định cư trước đây”.
Nhà sử học Hellanicus xứ Lesbos đã viết một công trình trước đây có tên Atlantis, ngày này chỉ còn một vài tảng văn còn sót lại. Hellanicus đã viết về một phả hệ liên quan đến con cháu của Atlas (Ἀτλαντὶς trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “của Atlas”), nhưng một số tác giả đã đề xuất một các phân tích khả dĩ liên quan đến hòn đảo của Plato. John V. Luce ghi chú rằng khi Hellanicus viết về gia phả những vị vua của Atlantis thì có những nét tương đồng với phong cách viết của Plato và điều đó gợi ý một mối quan hệ giữa những luận giải của Hellanicus với miêu tả trong đối thoại Critias . Robert Castleden phân tích rằng Plato có thể đã vay mượn chủ đề tác phẩm từ những luận giải của Hellanicus, và bản thân Hellanicus cũng có thể đã dựa trên những khảo cứu trước đó về Atlantis.
Tranh vẽ thuyền trưởng Nemo đứng ngắm di tích dưới đáy biển

[sửa]Atlantis trong khảo cổ

Thủ đô của Atlantis thực sự là một kỳ quan kiến trúc và công trình xây dựng kỳ vĩ bao gồm những bức tường thành và kênh đào hình tròn đồng tâm. Ở trung tâm thành phố là một quả đồi lớn, trên đỉnh đồi là nơi đặt đền thờ Poseidon. Bên trong đền chính là bức tượng Thần biển bằng vàng đang cưỡi ngựa thần sáu cánh. Và khoảng 9.000 năm trước thời của Plato, sau khi vương quốc Atlantis suy tàn, các vị thần quyết định phá huỷ lục địa này bằng một trận động đất khủng khiếp với những cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ những công trình và nền văn minh Atlantis xuống đáy biển. Atlantis như tưởng tượng của thời hiện đại.
Không cuộc tranh luận nào về Atlantis được xem là đầy đủ nếu không nhắc tới những tuyên bố mang tính tưởng tượng trong thế kỷ XIX và XX về lục địa đã mất tích. Hơn bất cứ ai, nghị sĩ bang Minnesota Ignatius Donnelly, người đã hai lần thất bại trong cuộc chạy đua vào chức phó tổng thổng Mỹ và là một nhà sử học nghiệp dư, đã làm huyền thoại sống lại bằng cuốn sách Atlantis: một thế giới trước thời hồng thủy vào năm 1881.
Theo Donnelly, Atlantis của Plato là ngọn nguồn của mọi thành tựu văn hóa và mọi nền văn minh tại Ai CậpTây ÁẤn Độ và châu Âu, cũng như Nam và Bắc Mỹ. Lập luận của Donnelly không dựa trên khoa khảo cổ hay địa lý và không hề có bằng chứng nào về nguồn gốc chung của mọi nền văn hóa. Tuy nhiên so với một số nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX khác, Donnelly vẫn là khuôn mẫu của sự tự kiềm chế.
Phong trào Theosophy (thần triết học) của Helena Blavatsky, một phụ nữ gọi hồn “nổi tiếng” nước Mỹ, giả thuyết rằng cư dân Atlantis di chuyển bằng máy bay và trồng trọt hoa lợi thu được từ người ngoài hành tinh. Gần đây hơn, các nhà tâm linh thế kỷ XX tuyên bố tiếp xúc được với các linh hồn từ lục địa đã mất tích và được họ khuyên nhiều điều hay để giải quyết những bế tắc của cuộc sống hiện đại. Tất nhiên không thể có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố huyễn hoặc như thế.
Những năm cuối thế kỉ 20 tác giả Stephen Oppenheimer đã chứng minh trong cuốn "Địa đàng phương đông" cái nôi của nền văn minh loài người ở vùng Đông Nam Á. Thành phố cổ mất tích Atlantis và cơn đại hồng thủy chỉ là một truyền thuyết mà người dân vùng Đông Nam Á cổ đại mang theo đi khắp thế giới sau thảm họa. Thảm họa này diễn ra vào cuối kỷ băng hà cách nay khoảng 11.000 năm đã nhấn chìm hơn một nửa lục địa Đông Nam Á mà ngày nay gọi là thềm lục địa Sudan. Dò theo lý thuyết của Oppenheimer gần đây các nhà khảo cổ Nhật Bản đã tìm được kim tự tháp Yonaguni tại vùng biển sâu phía bắc Đài Loan. Tóm lại,lục địa Atlantis của Plato chính là nền văn minh Đông Nam Á cổ xưa đã bị chìm ngập dưới đáy biển khi nước biển dâng do băng tan trong ky băng hà cuối cùng.

[sửa]Liên kết ngoài