Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Đi tìm nền văn minh đã mất


Đi tìm nền văn minh đã mất: Lục địa MU

Giả thuyết về lục địa MU, do James Churchward đề xướng
MU là tên giả thuyết về một lục địa đã được cho là từng tồn tại ở một trong số các đại dương trên Trái đất, nhưng đã biến mất vào buổi bình minh của lịch sử nhân loại. Giả thuyết ban đầu được nhà văn Augustus Le Plongeon (1825-1908) đề xướng vào thế kỷ 19, khi ông tin rằng một số nền văn minh cổ đại như Ai Cập và Trung Mỹ, do những di dân của MU – những người đến từ vùng biển Đại Tây Dương – xây dựng.
Giả thuyết này tiếp tục được James Churchward (1851-1936) hưởng ứng, và cũng cố bằng tuyên bố, lục địa MU từng năm ở Thái Bình Dương.
Giả thuyết này đã gặp nhiều tranh cãi trong thời điểm của Le Plongeon. Và ngày nay, tiếp tục bị các nhà khoa học bác bỏ. Họ không tin vào sự tồn tại và biến mất của một lục địa nào kiểu như MU (hay Lemuria), bởi vì, một lục địa không thể chìm và bị phá hủy bởi bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào mà con người hiểu được; và đặc biệt, thiên tai đó lại ập đến chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.
Hơn nữa, qua các bằng chứng khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học hiện đại, càng không thể tạo ra thêm bất cứ niềm tin nào về lời tuyên bố, nền văn minh hiện tại và cổ xưa có chung nguồn gốc. Vì vậy, những giả thuyết đình đám kia, nếu đem xem xét trong điều kiện hiện nay, thì quả rất cổ hủ và mê tín. MU hiện nay được xem như một câu truyện tiểu thuyết hư cấu, nó được tìm thấy dễ dàng trong các hiệu sách với chủ đề về thế giới cổ xưa, và các hiện tượng tâm linh thần bí, và cũng là một trong những cuốn sách bán chạy nhất.

KINH PHÁP CÚ


KINH PHÁP CÚ

Ham theo lạc thú nổi trôi
Giác quan buông thả sống đời mê say
Uống ăn vô độ hàng ngày
Lại thêm biếng nhác, chẳng hay chuyên cần
Con người bị cuốn đến gần
Ma vương dục vọng ngàn lần hại ta
Như cơn gió lốc thổi qua
Cây cành nghiêng ngả, lá hoa tơi bời




KHUYÊN NIỆM PHẬT

- Phần đông chúng ta ngày nay đều phúc mỏng, nghiệp dầy nên mới sinh vào thời vắng bóng Phật tại thế. Ngoài môn Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tịnh độ mà tu các Pháp môn khác có thể tăng trưởng được phúc trí, nhưng vẫn khó tránh khỏi được Luân hồi Sinh tử. Chỉ duy có Pháp môn Tịnh độ, tuy thời nay ít người chứng được Nhất Niệm Tam muội như xưa, nhưng vẫn có thể nương vào nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà mà “đới nghiệp vãng sanh”, và khi đã tới được cõi Cực lạc Tây phương thì không còn sợ bị đọa lạc nữa, vì đã nhờ được hoàn cảnh thuận lợi thường được gặp Phật, nghe Pháp nhiệm mầu để tiến tu đến quả vị Vô sanh. (Đại Sư Ấn Quang)
- Trong đời Mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi. (Kinh Đại Tập)
- Mạt pháp về sau, các Kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa Địa ngục. (Thiên Như Thiền Sư)
- Đời tương lai Kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng Từ bi thương xót, riêng lưu trụ Kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp Kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ. (Kinh Vô Lượng Thọ)

LỜI HAY - Ý ĐẸP

- Người tu Tịnh nghiệp phải nên thực tiễn. Nếu như tu hành mà không niệm Phật, thì cũng giống như người nói ăn mà không có ăn và người đếm tiền của người khác, không có ích gì cho việc tu hành cả. Nói một trượng không bằng làm một tấc! (CS. Lý Bỉnh Nam)

- Ðức Phật nói rằng: Trong thời Chánh Pháp người ta thành tựu pháp thiền quán; trong thời tượng pháp, người ta thành tựu pháp thiền định và trong thời mạt pháp, người ta thành tựu pháp môn Tịnh Ðộ

- Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử, mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử. Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần, quý vị đã gieo trồng một triệu chủng tử. Cứ niệm, đừng lo tâm tán loạn. (HT. Tuyên Hóa)



TRIẾT THUYẾT YOGA (DU GIÀ)



I.   YOGA TRONG UPANISHAD
Yoga gồm đủ hai phương diện. Về mặt triết lý, nó phối hợp với hệ phái Sàmïkhya, và có những tư tưởng căn bản như một hệ thống triết hay một hệ phái hẳn hoi, xứng đáng liệt ngang hàng với các hệ phái khác. Về phương diện thực hành, nó là một pháp môn tu dưỡng mà các hệ phái khác, ngoại trừ Nyàya, đều phải có. Cũng như Nyàya cống hiến căn bản lý luận cho các hệ phái, Yoga cống hiến đường lối thực hiện những tư tưởng triết lý của chúng.
Nếu tư tưởng của Sàmïkhya chỉ được coi như là có mầm mống, hay có những dấu hiệu hàm ngụ trong các Upanishads, thì trái lại Yoga không những được định nghĩa mà còn được hướng dẫn bằng các đường lối hành trì trong đó. Katïha Upanishad định nghĩa Yoga1: Những kiểm soát các giác quan năng (indriya) một cách chặt chẽ, chúng được gọi là yoga”. Đây là định nghĩa khá sít sao về yoga, nếu chúng ta biết rằng từ ngữ này có động từ là yuj, có nghĩa là cột, trói. Nghĩa rộng của động từ này là phối hợp, thích hợp, như chúng ta thấy trong động từ yujyate, vừa có nghĩa xứng hợp, thích hợp, mà cũng có nghĩa rộng rãi nữa là thành tựu. Một luận chứng hợp lý, nó là yujyate. 
Những danh từ xuất phát từ động từ căn này thảy đều có nghĩa là thích hợp, tương quan, liên hệ. Thí dụ, samyoga, với tiếp đầu ngữ nhấn mạnh, chỉ cho sự giao tiếp, giao thiệp, hiệp nhất hay hiệp tác, mà chúng ta gặp trong Sàmïkhya, về sự giao tiếp hay hiệp nhất giữa purusïa và prakrïti. Các nhà Phật học Trung Hoa thường dịch nghĩa chữ này là tương ưng. Ý nghĩa của tương ưng có thể hiểu theo sự kiện thông thường nơi một nhà tu thiền, đó là sự tương ưng giữa tâm và cảnh. Nó cũng mang một ý nghĩa thần bí, như sự tương ưng giữa cá thể và tuyệt đối. 

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Triết lý giải thoát của Ấn độ giáo và Phật giáo với Mầu nhiệm Cứu độ của Kitô giáo: Từ cái nhìn đối sánh đến ý kiến đối thoại

Dẫn nhập
Tư tưởng giải thoát là tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của Ấn độ giáo và Phật giáo. Các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ nói chung tuy muôn màu muôn vẻ với những khuynh hướng khác nhau, nhưng hầu như đều tập trung vào lý giải một vấn đề then chốt nhất, đó là vấn đề bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ đau của con người và con đường, cách thức giải thoát cho con người khỏi bể trầm luân của cuộc đời. Trong logique triết lý của mình, nhắm đến việc giải thoát luôn là mục đích, nhiệm vụ tối cao của các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ. Mỗi một môn phái có những nẻo đường riêng nhưng mục đích vẫn chỉ là một, hay nói cách khác “sự giải thoát là mục đích tối hậu trong Ấn độ giáo và Phật giáo”[1].
Thật vậy, cả hai dòng tư tưởng đều cho rằng cuộc đời này là giả tạm và thập loại chúng sinh cứ phải sống trong đau khổ vì lòng tham dục khát ái vô bờ bến. Dục có nghĩa là thèm khát, ham muốn và đam mê, bắt nguồn từ vô minh – bức màn hư ảo che lấp mọi tri thức, khiến con người tự mình trói buộc với những xung đột và khổ đau do không bao giờ thỏa mãn, nên phải luân hồi triền miên trong vòng sinh tử. Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào cõi không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ mà chỉ có an lạc. Nơi đó, Ấn độ giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã. Phật giáo gọi là Niết Bàn, là Chân Như[2].

THÔNG ÐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI KOGI


THÔNG ÐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI KOGI

Alan Ereira – Nguyên Phong dịch

Lời dịch giả: Tháng 10-1993 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đã cho phát hình một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đã gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn cãi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được trình chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đã gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết trình “Elder Brother’s Warning” của ký giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm.

Từ ngàn xưa, nhân loại đã có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đã tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành v.v… Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay còn mai mất, cái gì cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn. Lịch sử đã chứng minh điều đó một cách hiển nhiên vì ngày nay không mấy ai nhắc nhở gì đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin.

Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp còn nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ vì phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát.

66 câu Phật học làm chấn động thiền ngữ thế giới



1. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.

2. Nếu bạn không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nỗi.

3. Bạn hãy luôn cảm ơn những ai đem đến nghịch cảnh cho mình.

4. Bạn phải luôn mở lòng khoan dung lượng thứ cho chúng sanh, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn, bạn phải buông bỏ, mới có được niềm vui đích thực.

5. Khi bạn vui, phải nghĩ rằng niềm vui này không phải là thường còn mãi. Khi bạn đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trường tồn.

6. Sự chấp trước của ngày hôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

8. Đừng lãng phí sinh mạng của mình trong những chốn mà nhất định bạn sẽ ân hận.

9. Khi nào bạn thật sự buông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.

11. Người cuồng vọng còn cứu được, người tự ty thì vô phương, chỉ khi nhận thức được mình, hàng phục chính mình, sửa đổi mình, mới có thể thay đổi người khác.

12. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn.

13. Một người nếu tự đáy lòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì lòng họ sẽ không bao giờ được thanh thản.

14. Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

15. Hủy diệt người chỉ cần một câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn “đa khẩu hạ lưu tình”.

16. Vốn dĩ không cần quay đầu lại xem người nguyền rủa bạn là ai? Giả sử bạn bị chó điên cắn bạn một phát, chẳng lẽ bạn cũng phải chạy đến cắn lại một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phí một giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Mong bạn đem lòng từ bi và thái độ ôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, có như vậy người khác mới khả dĩ tiếp nhận.

19. Cùng là một chiếc bình như vậy, tại sao bạn lại chứa độc dược? Cùng một mảnh tâm tại sao bạn phải chứa đầy những não phiền như vậy?

20. Những thứ không đạt được, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn không có thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạn sẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong tưởng tượng của bạn.

21. Sống một ngày là có diễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc, tôi không có dép để mang thì tôi lại phát hiện có người không có chân.

22. Tốn thêm một chút tâm lực để chú ý người khác chi bằng bớt một chút tâm lực phản tỉnh chính mình, bạn hiểu chứ?

23. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.

24. Mỗi người ai cũng có mạng sống, nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó, thậm chí trân quý mạng sống của mình hơn. Người không hiểu được mạng sống thì mạng sống đối với họ mà nói chính là một sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp bạn mới được tự tại.

26. Đừng khẳng định về cách nghĩ của mình quá, như vậy sẽ đỡ phải hối hận hơn.

27. Khi bạn thành thật với chính mình, thế giới sẽ không ai lừa dối bạn.

28. Người che đậy khuyết điểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.

31. Muốn hiểu một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ có giống nhau không, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

32. Chân lý của nhân sinh chỉ là giấu trong cái bình thường đơn điệu.

33. Người không tắm sửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm.

34. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn đi.

35. Bạn cứ xem những chuyện đơn thuần thành nghiêm trọng, như thế bạn sẽ rất đau khổ.

36. Người luôn e dè với thiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Nói một lời dối dang thì phải bịa thêm mười câu không thật nữa để đắp vào, cần gì khổ như vậy?

38. Sống một ngày vô ích, không làm được chuyện gì, thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.

40. Im lặng là một câu trả lời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Cung kính đối với người là sự trang nghiêm cho chính mình.

42. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “ tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.

44. Từ bi là vũ khí tốt nhất của chính bạn.

45. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là tòa án công bằng nhất của mỗi người, bạn dối người khác được nhưng không bao giờ dối nỗi lương tâm mình.

47. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.

48. Có lúc chúng ta muốn thầm hỏi mình, chúng ta đang đeo đuổi cái gì? Chúng ta sống vì cái gì?

49. Đừng vì một chút tranh chấp mà xa lìa tình bạn chí thân của bạn, cũng đừng vì một chút oán giận mà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảm ơn Đức Phật với những gì bạn đã có, và cảm ơn Đức Phật những gì bạn không có.

51. Nếu có thể đứng ở góc độ của người khác để nghĩ cho họ thì đó mới là từ bi.

52. Nói năng đừng có tánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cáng của mình, đừng phô điều xấu của người, tự nhiên sẽ hóa địch thành bạn.

53. Thành thật đối diện với mâu thuẩn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó.

55. Đa số người cả đời chỉ làm được ba việc: Dối mình, dối người, và bị người dối.

56. Tâm là tên lừa đảo lớn nhất, người khác có thể dối bạn nhất thời, nhưng nó lại gạt bạn suốt đời.

57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưa độ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.

59. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.

60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi, tôi không dính dáng gì tới bạn. Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành cam chịu.

61. Bạn hi vọng nắm được sự vĩnh hằng thì bạn cần phải khống chế hiện tại.

62. Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Bạn càng nguyền rủa họ, tâm bạn càng bị nhiễm ô, bạn hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của bạn.

63. Người khác có thể làm trái nhân quả, người khác có thể tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà oán hận họ, vì sao? Vì chúng ta nhất định phải giữ một bản tánh hoàn chỉnh và một tâm hồn thanh tịnh.

64. Nếu một người chưa từng cảm nhận sự đau khổ khó khăn thì rất khó cảm thông cho người khác. Bạn muốn học tinh thần cứu khổ cứu nạn, thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những tánh cố chấp. Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta.

66. Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.

 
NHẬN XÉT VỀ 66 CÂU PHẬT HỌC LÀM CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI:
-66 câu Phật học rất thâm sâu
-Đó là các lời vàng ngọc mà chúng ta cần học hỏi cho thông suốt
-Tuy nhiên nếu chúng ta không thực hành cách ăn uống đúng âm dương thì chúng ta khó lòng thực hành 66 lời vàng ngọc trên.
-Vì ăn đúng thì nhận thức đúng và hành động đúng
-Ăn đúng sẽ cải tạo dòng máu, tế bào…và cải tạo tư tưởng, tâm tính con người một cách rốt ráo.
-Ăn đúng nâng cao trí phán đoán, nhờ đó chúng ta mới thực hành dễ dàng các lời dạy của Thánh nhân.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Ký Hiệu Và Biểu Tượng Trong Chiêm Tinh Học

DẤU HIỆU/CUNG(tiếng Anh: “SIGN”)
DƯƠNG CƯU / BẠCH DƯƠNG / MIÊN DƯƠNG
Tiếng Anh: ARIES
Biểu tượng: Con cừu đực
Ký hiệu: Đôi sừng của con cừu đực
KIM NGƯUTiếng Anh: TAURUS
Biểu tượng: Con bò đực
Ký hiệu: Đầu và sừng của con bò đực
Thế giới của 12 chòm sao

Trương Quốc Dụng - Nhà chiêm tinh học có công chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn

Tết đến nhà ai cũng cần có một cuốn lịch mới. Từ lâu nhiều người nghĩ rằng Âm lịch Việt Nam chỉ là một bản sao của lịch Tàu. Qua nghiên cứu thì không hẵn như thế. Các nhà chiêm tinh Việt Nam cũng đã góp phần làm nên Âm lịch Việt Nam cho người Việt Nam hoàn chỉnh hơn lịch tàu.
Đại học sĩ Trương Quốc Dụng (1797–1864) là đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn, một trí thức lớn trưởng thành từ khoa bảng, tài kiêm văn võ, được sử sách ghi là một danh tướng, nhà Thiên văn học, nhà văn Việt Nam, nhà sử học, nhà cải cách, đặc biệt là một tấm gương đạo đức sáng ngời. Ông là người chủ biên bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, là tác giả biên soạn bộ lịch Việt Nam thời Nguyễn ...

Trương Quốc Dụng - vị đại danh thần trong lịch sử Việt Nam

KHOA HỌC THỰC NGHIỆM VÀ KHOA HỌC CHIÊM TINH BÍ TRUYỀN



HTVPD 



Lawrence Keymakers là một người Anh giàu có, sống tại Benares nhiều năm. Ông làm chủ nhiều xí nghiệp lớn và có một kiến thức rất rộng về xứ này. Thương gia Lawrence khoản đãi phái đoàn trong toà biệt thự rộng, xây cất bên bờ sông Hằng.
Sau câu chuyện xã giao, giáo sư Allen lên tiếng:
- Bạn nghĩ sao về những điều người Ấn gọi là Minh Triết thiêng liêng và những sự kiện mê tín dị đoan xảy ra ngoài chợ?
Lawrence lắc đầu:
- Xứ này vẫn có những trò biểu diễn như thế, nhưng ngoài những cái mà ta cho là ảo thuật hoặc mê tín dị đoan còn ẩn náu những ý nghĩa tâm linh rất ít ai biết được. Muốn tìm hiểu phải nghiên cứu cặn kẽ chứ không thể kết luận vội vã…
Giáo sư Oliver bật cười:
- Bạn cho rằng những trò ngồi bàn đinh, thổi kèn gọi rắn còn ẩn dấu những ý nghĩ tâm linh hay sao?
- Tùy tâm trạng của mình mà xét đoán sự kiện, nếu ta nhìn nó dưới cặp mắt của người Âu thì ta sẽ chỉ thấy nó là một trò múa rối, không hơn không kém, nhưng nếu ta gạt bỏ các thành kiến, biết đâu ta chẳng học hỏi thêm được nhiều điều.
Giáo sư Allen châm biếm:
- Bạn ở Ấn đã lâu, chắc đã học hỏi được nhiều điều mới lạ…
Lawrence mỉm cười:
- Đúng thế, tôi đã học hỏi rất nhiều và điều đầu tiên tôi học được là sự khiêm tốn. Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài. Trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến có sẵn ta mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ. Các bạn muốn nghiên cứu học hỏi những minh triết của xứ Ấn, nhưng vẫn giữ thành kiến của người Âu, khinh bỉ mọi sự thì có khác chi ly nước đầy, làm sao rót thêm nước vào được nữa?

Giải mã tia đất bí ẩn của TS Vũ Văn Bằng

Tia đất là cái tia gì? Chuyện tìm nước ngầm, hang động và hài cốt của TS Vũ Văn Bằng có vẻ gì đó rất bí ẩn. Liệu đó có thể là một phát minh mới như trường hợp “Tia sáng khủng khiếp của kỹ sư Garin” hay tia X của Roentgen?
Mấy năm gần đây hàng chục tờ báo đã viết về Tiến sĩ Vũ Văn Bằng dùng “tia đất” tìm nước ngầm, hang động và hài cốt. Người ta ca ngợi ông có tài như “ thầy địa lý”, “thầy Tả Ao”, “thầy phù thủy”, “ông thần đất”, nhà phong thủy, nhà ngoại cảm… mặc dù những từ này được dùng trong dấu ngoặc kép.
Được lên chương trình “Người đương thời” ông càng trở nên nổi tiếng. Là một đồng môn và đồng nghiệp của ông, nhưng cũng còn là nhà báo khoa học, tôi đặt dấu chấm hỏi hoài nghi trước đã. Để khách quan, tôi thử xem báo chí viết ra sao, nhưng càng đọc càng… nhiễu, chẳng hiểu bản chất của cái “tia đất” ấy là gì. Vì vậy, tốt nhất là” tận mắt chứng kiến công việc của ông và trực tiếp “truy hỏi” ông.
Phải chăng đã manh nha một phát minh mới?

Tiến hành thực nghiệm tại hội thảo điền dã Hòn La, Quảng Bình. (Ảnh: NNM)

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Giải mã trò chơi dân gian: TÍNH MINH TRIẾT TRONG TRÒ CHƠI LÒ CÒ XỦN

Tác giả: Bùi Anh Tuấn
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa quí vị quan tâm.
Có thể nói đây là một bài viết với những ý tương xuất sắc của tác giả Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - một thành viên nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Qua bài viết này, chúng ta thấy một sự liên hệ chặt chẽ giữa một trò chơi của trẻ em Việt Nam với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành và mối liên hệ với những gía trị văn hóa phi vật thể truyền thống khác còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt; như: Bánh chưng bánh dầy, ô ăn quan...vv....
Từ những sản phẩm của trí tuệ thể hiện qua những hình thức trò chơi dân gian tưởng chừng như đơn giản ấy, chúng ta lại nhận thức được mối liên kết hữu cơ rất chặt chẽ của những di sản văn hiến phi vật thể Việt với một lý thuyết đồ sộ và bí ẩn, làm tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu quốc tế từ hàng thiên niên kỷ. Điều này càng thấy rõ một chân lý khách quan minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông phương.


Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương


I. SƠ LƯỢC VỀ TRÒ CHƠI
1. Trò lò cò xủn ở Nam Bộ Việt Nam.
Dưới đây là đồ hình trong trò chơi Lò cò xủn phổ biến ở Nam bộ Việt Nam. Độc giả xem hình dưới đây:

Posted Image

Khi chơi, trẻ em thường vẽ đồ hình trên dưới đất bằng que vạch, hoặc phấn trắng trên nền gạch.
Đồ hình gồm 10 ô từ 1 đến 10, gọi là 10 mức. Một ô với hình bán nguyệt trên cùng gọi là ô Trời hay mức Trời. Ba đường thẳng có chia đuôi gọi là đuôi chuột, nhằm phân ranh giới trái phải của vị trí khởi hành và kết thúc.

Cách xác định 24 tiết khí

Tiết khí là các thời điểm mà kinh độ mặt trời (KĐMT) có các giá trị 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, ..., 345°. (0° là Xuân Phân, 15° là Thanh Minh v.v.). Như vậy để xác định tiết khí ta cần tìm xem vào khoảng thời gian nào thì kinh độ mặt trời có các giá trị này.

Tìm ngày chứa tiết khí

Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khí rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút. Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau:
  • Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khá sát.
  • Tính kinh độ mặt trời lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau
  • Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai giá trị này thì ngày đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm này với ngày trước hoặc sau đó.