Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Những loại giấy cổ của Việt Nam

Tác giả: Doremon360
Nguồn: Blog Doremon360
(Mục 3 của bài này nói về 2 loại giấy xưa của Việt Nam : giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng)
1/ Lời nói đầu :
Văn minh thế giới hiện đại được xây dựng lên nhờ đóng góp của rất nhiều dân tộc trên Thế Giới, trong đó, những nền văn minh kỷ băng hà của các dân tộc Đông Nam Á cổ đã đóng góp rất nhiều tri thức và công nghệ cho sự phát triển của những nền văn minh sau kỷ băng hà. Rất may là TG ngày nay luôn tìm tòi những cái mới, tôn trọng quyền tác giả, đồng thời tìm hiểu lại sự chính xác của các ghi chép lịch sử, các khẳng định của những nhà chính trị, để hiểu rõ những diễn biến trong quá khứ.
Trong khoa học, những thông tin làm thay đổi những “hiểu biết đã được nhiều người công nhận” không phải không có tiền lệ. Chính những hiểu biết mới sẽ giúp cho con người phát triển, dù đôi khi nó làm chúng ta phải xóa bỏ những nhận định củ để nhìn nhận vấn đề theo một cách khác hẳn.
Ngày nay phương Tây đã nghiêm túc nghiên cứu lại những nhìn nhận chủ quan trước đây về đóng góp của các dân tộc Đông Nam Á cho sự phát triển của khu vực và TG cổ đại. Tiêu biểu là tác phẩm "Địa Đàng Phương Đông" của Oppenheimer. Gần đây là một loạt các công trình nghiên cứu về di truyền học và sự thiên di của các dân tộc trên TG ( Xem bài: Mô phỏng qúa trình di cư của con người).
TG đã nghiêm túc đặt lại vấn đề nghiên cứu văn minh của các dân tộc Đông Nam Á, gồm cả vùng đất bị nhận chìm xuống biển Đông vào cuối kỷ băng hà, chúng ta là người Việt, thiết nghĩ nên góp phần cùng với TG để làm sáng tỏ những đóng góp của cha ông xưa.
2/ Vùng đất sinh sống của người Việt xưa và nền văn minh tại đó :
Migration patterns of early Humans : ( Vietnam ~ M175 )
Original map : http://farm4.static.flickr.com/3160/2384568359_4fd7a5da64_o.jpg
Genographic project :

Original map : http://farm3.static.flickr.com/2120/2386753656_23ea120f44_o.jpg
Đầu tiên, chúng ta nên hiểu có sự khác biệt giữa ranh giới chính trị được quy định giữa các nhà nước và vùng đất sinh sống của các dân tộc. Bản đồ mở rộng lãnh thổ của Hán tộc từ 2100BC đến 907AD cho chúng ta thấy họ từ phía bắc sông Hoàng Hà dần dần xuống phương Nam. Như vậy vùng đất gốc của họ khác với dân Việt.
Vùng đất ban đầu của dân Việt bao gồm : thềm lục địa Namhailand + châu thổ sông Dương Tử + Bắc bộ Việt Nam ngày nay. Người Việt không phải từ miền Nam TQ di cư xuống Bắc Việt mà đã sinh sống lâu đời trên toàn vùng Namhailand, từ khi thềm lục địa còn là đất liền cho đến khi bị ngập lục và phải di tản ra nhiều nơi.

Xin nhắc lại một số bằng chứng nói lên điều đó :
*Tìm thấy nhiều vỏ ốc ruộng bán hóa thạch trong hang Thủng, Vịnh Hạ Long (Báo khảo cổ học số 6 năm 2006) ; chứng tỏ người Việt đã sinh sống lâu đời trên vùng đất này, không phải di cư từ nơi khác đến. Người xưa cũng ăn nhiều sò ốc như chúng ta ngày nay.
*Tìm thấy kim tự tháp Yonaguni bị chìm dưới vùng biển gần Đài Loan (Mân Việt) (Bài 12), chứng tỏ nền văn minh đã phát triển trên thềm lục địa bị nhận chìm khi nó còn là đất liền vào cuối kỷ băng hà (8000.BC).


* Phương hướng trên trống đồng Ngọc Lũ của nền văn minh Lạc Việt là ngược so với ngày nay (Bài 6) ; chứng tỏ người xưa đã chiêm nghiệm thiên văn vào cuối kỷ băng hà (8000.BC) (chứ không nhất thiết là tuổi thọ của trống, vốn có thể được đúc lại khi người xưa di cư tới nơi định cư mới vì thềm lục địa chìm dần xuống biển Đông). (Trục xoay của Trái Đất đổi sang vị trí “đối diện” cứ sau 11000 năm làm cho người ta thấy các chòm sao trên trời (vốn được dùng để xác định phương hướng) bị đổi vị trí, dẫn đến phương hướng Đông Tây bị đảo ngược cứ sau khoảng thời gian đó). Nền văn minh nông nghiệp cũng được khắc họa rõ nét trên trống đồng: Chày cối giã gạo, Xem mùa màng, xem thuỷ triều, xem mặt trăng,…


* Các kết quả nghiên cứu ADN của người Việt (Bài 8 + 9), các sắc dân bản địa Đài Loan là dân Mân Việt và Đông Nam Á cổ (Bài 11), di truyền của người Nhật gần gủi với người Việt Nam nhất trong các dân trộc châu Á … chứng tỏ sự di cư của người xưa diễn ra mạnh mẽ khi thềm lục địa bị chìm vào cuối kỷ băng hà.

Như vậy đã rõ về vùng đất sinh sống của người Việt xưa :


Lẽ nào sinh sống lâu đời trên vùng lãnh thổ rộng lớn như vậy (biên giới rộng hơn nước Xích Quỷ của Kinh Dương Vương (2897.BC)), cộng đồng người Việt không phát triển văn minh, không phát minh sáng chế, không tạo dựng cuộc sống sung túc ? Và thực tế, kim tự tháp Yonaguni đã trả lời cho câu hỏi nền văn minh gì tồn tại trên thềm Namhailand vào cuối kỷ băng hà (8000.BC), đó chính là nền văn minh lúa nước của dân Việt xưa (Kim tự tháp Yonaguni được xây dựng vào thời điểm hiện diện nền văn minh khắc ghi trên bề mặt trống đồng).
(Ngoài ra Doremon cũng nghĩ rằng có thể có mối liên hệ giữa cấu trúc bậc thang của kim tự tháp và “văn minh ruộng bậc thang” (Rice terraces). Khi so sánh sự phân bố của hệ thống ruộng bậc thang tại Nam Á, tại Trung Mỹ, với các kim tự tháp trong vùng lãnh thổ ấy thì thấy có sự tương đồng về địa lý. So sánh cấu trúc bậc thang của Kim tự tháp và cấu trúc bậc thang của … ruộng bậc thang thì thấy hợp tình hợp lý. Vấn đề này hy vọng có dịp bàn thêm.)
Ruộng bậc thang tại Bắc Hà (Việt Nam)


Ruộng bậc thang tại Sapa (Việt Nam)
0404-banawe-rice-terraces(Philippines)
Ruộng bậc thang tại Phillipines
Longsheng-(China)
Ruộng bậc thang tại Longsheng (phía Nam châu thổ sông Dương Tử)

Ruộng bậc thang tại Machupichu (Incas)
pyramid_maya-elcastil-lg
Kim tự tháp của người Maya

Thành phố kim tự tháp của người Maya (Sun pyramid)
web13a
Kim tự tháp tại vùng biển Yonaguni (gần Đài Loan)
Borobudur (Indonesia) -
Borobudur (Indonesia)
(Liệu kim tự tháp Yonaguni có thể nằm “đơn độc” trên thềm lục địa Namhailand như vậy ? Mình nghĩ là không. Chắc chắn phải còn những công trình khác trên thềm lục địa này đang chờ chúng ta … xuống biển Đông để khám phá.)
Tóm lại cuối kỹ băng hà (8000 BC) đã tồn tại văn minh trên bán đảo Đông Nam Á cổ (Sundaland) và thềm Nanhailand. Những nền văn minh sau kỷ băng hà, như Trung Hoa, Ai Cập, Maya, Aztec, Incas, Lưỡng Hà, ... đã kế thừa nhiều thành tựu của cư dân lục địa Sundaland và Nanhailand khi vùng đất này chìm xuống biển Đông, buộc cư dân tại đây di chuyển tới các vùng đất khác, đem theo tri thức và kinh nghiệm ảnh hưởng đến những vùng đất đó.
3/ Hai loại giấy cổ của Việt Nam :
Như bài 13 đã dẫn chứng, Thái Luân tổng kết những kinh nghiệm làm giấy của các thế hệ trước và đổi mới phương pháp cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Như vậy trước Thái Luân, giấy đã tồn tại. Và một trong các loại giấy đó chính là giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng của người Việt.
Dưới đây Doremon xin trích dẫn bài viết của TG Jean – Pierre Drège về 2 loại giấy này : Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy ở Việt Nam qua thư tịch Trung Hoa
TG : Jean – Pierre Drège (GSTS, giám đốc Viện viễn Đông bác cổ Pháp)
Bài nói của TG được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về vai trò của Việt Nam trong lịch sử nghề làm giấy ở những thế kỷ đầu sau công nguyên.
Ai cũng biết rằng, từ lâu nghề làm giấy được coi là một trong những phát minh lớn của Trung Quốc cổ đại, cùng với nghề in, la bàn, thuốc sung. Tuy nhiên, nguồn gốc của nghề giấy vẫn còn nhiều chổ mơ hồ. Theo các tài liệu lịch sử và truyền thuyết thì viên quan Sái Luân (Thái Luân), phụ trách xưởng chế tác hoàng cung dưới thời Hậu Hán đã xin Hoàng đế cho phép làm giấy vào năm 105 sau CN. Sách Hậu Hán thư có ghi :
“Từ thời cổ đại, sách và tài liệu phần lớn được chép trên thẻ tre, rồi sau đó chép trên lụa, gọi là chỉ. Lụa thì đắt tiền, thẻ tre thì nặng, cả hai đều không thuận tiện. Bấy giờ Sái Luân bèn có ý định dùng vỏ cây, sợi gai, vải cũ và lưới đánh cá để làm giấy. Năm Nguyên Hưng thứ nhất, ông trình với Hoàng đế và được chấp thuận. Từ đấy, giấy bắt đầu được dùng khắp nơi và vì vậy mà trong toàn cõi đế chế, người ta gọi nó là giấy Sái Hầu. “
Từ vài chục năm nay, nhờ các phát hiện khảo cổ học, người ta nhận thấy đoạn dẫn trên nói về việc phát minh nghề làm giấy được ghi trong Hậu Hán Thư, soạn vào thế kỷ thứ 5 sau CN, có lẽ không đúng với sự thật, và giấy bắt đầu ra đời có thể lùi về Thế Kỷ thứ 1 trước CN và thậm chí là TK 2 trước CN.
Việc phát hiện những mẫu giấy có hoặc không ghi chữ đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi về niên đại ra đời của giấy và cả về nguồn gốc Trung Hoa của giấy nữa. Vì vậy, ta phải xác định giấy là gì, thành phần, cách chế tạo, tính chất của nó.
Dựa trên từ nguyên của tên gọi chỉ , ta thấy giấy đầu tiên được phát minh nhằm thay thế lụa, có thể lúc đầu dùng vào việc khác chứ không phải để viết, ví dụ để gói đồ, làm thuốc,… Chữ Nho, từ chỉ gồm có bộ ti (lụa) là dấu hiệu của nguồn gốc này. Vấn đề là, chữ ti trước hết có thể dùng để chỉ một tấm lụa cho phép người ta nghĩ rằng những tờ giấy đầu tiên được làm từ sợi tơ. Đọc bảng phân tích những mẫu giấy xưa nhất phát hiện được, ta không thấy có tơ. Mà giấy đó có thể được làm bằng sợi gai. Trong điều kiện đó, vai trò của Sái Luân chỉ là dùng một vật liệu khác để thay thế cho sợi gai, như vỏ cây, trong đó có vỏ cây dâu.
Ta cũng có thể nghĩ rằng, chính ông đã phát triển công dụng của giấy dùng để viết sổ sách, nghĩa là xác định công dụng chính thức. Ta lại có thể đặt câu hỏi rằng, phải chăng ông đã làm một cuộc cách mạng trong việc chế tạo giấy, bằng một khung có thể nới rộng, thu hẹp, gồm khung gỗ có thanh ngang, trên lắp một cái liềm bằng tre vót mỏng, liên kết bằng lông đuôi ngựa. Ưu điểm của cách này là có thể tách rời giấy ra khỏi khung trước khi đem phơi, trong khi cách trước là phải để giấy khô trên khung, cách mới này cho phép làm ra nhiều loại giấy có khôn khổ khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thiết.
Sự phát triển của việc sử dụng giấy có thể tương đối chậm, bởi lẽ, cho đến TK 3 sau CN, người ta vẫn dùng các loại thẻ gổ, thẻ tre để viết. Suốt TK thứ 2, giấy chỉ được dùng đến khi không có lụa để ghi chép. Sang TK 3, tình hình đã thay đổi và giấy được dùng rộng rãi. Nó có mặt ở vùng phía Tây như Lân Lan gần hồ Lobnor, trên sa mạc Taklamakan hay ở bồn địa Thổ Phồn, cách Urumxi 100km, tại vùng Tân Cương. Việc sử dùng giấy được truyền bá lên cả vùng Động Bắc, ở Triều Tiên, và sau đó sang Nhật Bản (vì tại đây mãi cho đến TK thứ 7 mới có nghề sản xuất giấy). Nó cũng lan xuống phía Nam, ở những vùng chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, tuy nhiện cho đến nay, không còn dấu vết nào của thời đó còn lưu lại.
Ngược lại, người ta cũng biết đến hai đoạn tài liệu lý thú nói đến việc du nhập vào Trung Quốc một số loại giấy đến từ phương Nam vào TK thứ 3.
Giấy Hương Mật Ong
Giai thoại thứ nhất được kể trong sách Nam Phương Thảo Mộc Trạng của Kê Hàm, soạn năm 304 :
“ Mật hương chỉ làm bằng vỏ và lá của thứ cây có mùi mật. Giấy màu nâu. Nó có những vân hình trứng cá. Giấy rất thơm, bền và mềm. Khi thấm mực nó không bị mủn. Năm Thái Khang thứ 5 (đời Tấn, năm 284) sứ bộ La Mã dâng đến 30.000 tờ. Hoàng đế ban cho Đỗ Dự là Bình Nam tướng quân và Đan Dương hầu 10.000 tờ để viết Xuân thu thích lệ và Kinh truyện tập giải dâng lên vua. Nhưng Đỗ dự chết trước khi giấy được gởi đến. Theo chỉ dụ, giấy đó được ban cho gia đình.”
Lễ vật của sứ bộ và nhà buôn La Mã đem đến không phải xuất xứ từ đế quốc La Mã mà đến từ bán đảo Đông Dương ( Hậu Hán thư nói rõ, phái bộ đến từ Nhật Nam, tức là Việt Nam khi bị nhà Hán chiếm và chia tách thành Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam)
Vậy giấy Mật Hương làm bằng cái gì ?
Rõ ràng tên gọi cây hương mật đó là để chỉ cây Aquilaire Agalloche (tên tiếng Pháp), mà người ta vẫn thường sử dụng cả vỏ cây. Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (1518_1593) gọi cây này là cây Trầm Hương, được biết nó có mọc ở Việt Nam và Ấn Độ .

Hình cây Aquilaria Agallocha ( tên tiếng Anh)
Giấy Gân Nghiêng :
Một giai thoại thứ hai nói về việc du nhập giấy vào Trung Quốc từ Nam Việt. Nguồn trích dẫn từ sách Thập Di Ký của Vương Gia ( TK thứ 4 ), được Tiêu Ỷ san nhuận vào TK thứ 6.
Chuyện kể rằng, Trương Hoa (232-300) đã soạn cuốn Bác Vật Chí dâng lên Vũ Đế. Công trình gồm 400 quyển được rút lại còn 10 quyển. Hoàng đế ban cho Trương Hoa đồ dùng để chép lại công trình : một thỏi mực bằng đá Khotan, một cây bút cán bằng sừng kỳ lân (đến từ nước Liêu Tây) và một vạn tờ giấy Trắc Lý Chỉ ( giấy Gân Nghiêng ) đến từ Nam Việt. Tài liệu còn viết thêm rằng các từ ngữ Chỉ Lý và Trắc Lý có thể đổi chổ cho nhau. Người phương Nam làm giấy bằng rong . Gân của nó dọc và ngang đều chạy nghiêng, vì vậy mà có tên đó.
Giai thoại này không được sách củ nào nhắc lại , nhưng đến TK thứ 10, nó được nhắc lại trong chương nói về giấy của cuốn Văn Phòng Tứ Phả do Tôn Dị Giản biên soạn. Ông này có thêm lời giải thích lấy từ sách Bản Thảo (659) như sau :
“ Cây Chỉ Lý có vị ngọt, rất mát, không độc. Trị cảm hàn ở tâm và phúc, làm tăng nhiệt trung bình và tiêu hoá ngũ cốc. Làm tằng khí của dạ dày và ngăn tiêu chảy. Nó mọc trong hồ đầm phía Nam Trường Giang (sông Dương Tử : Yangtze river). Đào Hoàng Cảnh (451-536) tác giả Thần Nông Bản Thảo Kinh , nói rằng : người phương Nam dùng cây đó làm giấy.”
Biên giới nước Nam Việt với vị trí thành Cổ Loa của người Việt xưa và “thủ đô” do nhà Triệu lập ra.
Như vậy, nhờ vào một số ghi chép và giai thoại, chúng ta có thể ghi nhận những loại giấy cổ đã đến từ Việt Nam, được truyền sang Nam TQ và tiếp nhận vào lưu vực Trường Giang.
4/ Còn những loại giấy cổ nào khác ở Việt Nam ?
Qua những dẫn chứng cụ thể của Jean – Pierre Drège, chúng ta thấy một dử kiện độc đáo : Vào thời điểm những TK đầu sau CN mà dân Việt đã sản xuất được số lượng lớn giấy để các sứ thần, nhà buôn, có thể trao đổi thì rõ ràng là giấy phải được sản xuất từ rất lâu trước đó, và là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp của người Việt xưa. Theo Jean – Pierre Drège có thể lùi thời điểm phát minh giấy về TK thứ 2 trước CN.
Tuy vậy, khi chúng ta quan sát các hình khắc trên thân trống đồng của người Việt, thì thời điểm phát minh ra giấy chắc phải tiếp tục được lùi xa hơn nữa :


Rõ ràng là giấy trong nền văn minh Lạc Việt được dùng để ghi chép. Tuy vậy nội dung ghi chép trên các giấy này cần phải được tìm hiểu thêm. Đó có thể là các văn tự cổ, cũng có thể là hệ thống Kinh Dịch nguyên thuỷ (Chấm và Gạch), ……
Đặc biệt, loại giấy này cứng và có thể cầm dựng lên được, tương tự như loại giấy Papyrus của người Ai Cập cổ đại.


Giấy Papyrus cổ đại đã được dùng từ 4000.BC , được làm từ cây Cyperus papyrus mọc bên bờ sông Nile. Cây này còn được dùng làm thuyền, dây thừng, rổ đựng, … Giấy Papyrus có màu nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn

cong được và đặc biệt là rất bền. Người Ai Cập cổ giữa bí mật làm giấy và không truyền bá công nghệ này ra bên ngoài , người ta lại chưa tìm được tài liệu nào để lại cho biết phương pháp làm giấy Papyrus cổ. Năm 1969 tiến sĩ Hassan Ragab (một nhà khoa học Ai Cập) đã thành công trong việc chế tạo lại giấy Papyrus với chất lượng tương tự, nên ngày nay người ta tin phương pháp của ông gần giống với phương pháp Ai Cập cổ xưa.





Đáng lưu ý là khi các sứ thần La Mã dâng giấy cho Hoàng đế Trung Hoa (để xoá bỏ những trở ngại trong việc buông tơ lụa giữa TQ và La Mã) họ không dâng giấy Papyrus mà dâng giấy Mật Hương của Việt Nam. (Vì giấy Papyrus cứng, không mùi, vân chạy dọc và ngang đan xen, nên chiếu theo những gì ghi trong thư tịch đã đẫn ở trên thì đó không phải là giấy Papyrus).

Như vậy phải chăng giấy Mật Hương, giấy Gân Nghiêng là hậu duệ phát triển lên từ những loại giấy cổ có trước đó như những loại giấy được khắc trên thân trống Đồng Sông Đà và Hoàng Hạ. Giấy dó, giấy điệp được dùng vẽ tranh Đông Hồ có liên hệ gì với những loại giấy cổ này.

Tranh dân gian Đông Hồ của Việt Nam.
Một câu hỏi thiết nghĩ cần nhiều nghiên cứu và di vật khảo cổ để có thể trả lời thoả đáng.
5/Kết luận:



Dựa vào những điều đã trình bày, chúng ta có thể khẳng định rằng giấy viết đã ra đời từ rất lâu trước khi Thái Luân cải tiến nguyên liệu và kỹ thuật của những thế hệ đi trước cho phù hợp với điều kiện trong thời đại của ông.
Khả năng sản xuất “giấy cổ” số lượng lớn tại Việt Nam vào khoảng TK 3 sau CN (10.000 – 30.000 tờ_như trên đã dẫn) mặc nhiên chứng minh thời điểm ra đời của giấy phải lùi lại rất lâu trước khi kỹ thuật này hoàn thiện và có thể sản xuất “đại trà”.
Việc phát hiện ra mẩu đá có khắc hình vẽ và ký tự tại kim tự tháp Yonaguni, cũng cho chúng ta thêm thông tin nhằm giới hạn thời điểm phát minh giấy viết.
Xin nhắc lại là kim tự tháp này chìm vào khoảng 8000BC (cuối kỷ băng hà). Thời điểm đó nếu đã phát minh giấy viết thì vì sao phải dùng đá chạm khắc thế này. Có thể là kỹ thuật giấy chưa hoàn thiện. Có thể giấy chưa được phát minh. Mẩu chạm khắc này chắc không phải hoa văn trên công trình. Nhiều khả năng là bản đồ hoặc bản vẽ để xây dựng. Vậy có một “cận dưới” cho thời điểm xuất hiện giấy trên thềm lục địa Namhailand : 8000.BC.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét