Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Sử sách và truyền thuyết không hề ghi lại ngày mất của vị vua Hùng đầu tiên hoặc cuối cùng. Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Vậy ngày giỗ Tổ vua Hùng mùng 10 tháng 3 xuất phát từ đâu?
Hàng năm vào ngày giỗ Tổ Vua Hùng, là dịp để những người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn từ thời huyền sử.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Thời Hùng
Vương đã trở thành huyền sử; còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ
ca dao và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ
Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000
năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000
năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc
Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một
trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên của người Lạc Việt, lần đầu tiên được chép lại trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề là “Hồng Bàng Thị”. Người viết lời tựa trong cuốn sách này là Vũ Quỳnh, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An Hải Dương, sinh năm 1453 mất năm 1516, ông viết bài tựa vào năm 1492. Người viết lời tựa sau cho cuốn sách này vào năm 1493 là Kiều Phú người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây, sinh năm 1450. Hai ông đã thừa nhận những truyện chép trong Lĩnh Nam Chích Quái đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Trong bài tựa của mình , ông Vũ Quỳnh đã viết:
“Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng ?”.