Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Căn phòng
chính giữa được bố trí làm phòng khách và nhà thờ. Ngay sát tường đối
diện với cửa cái người ta đặt bàn thờ - Thần, Phật và Gia tiên. Theo
phép thờ cúng thường người ta đặt bàn thờ Phật ở chính giữa – nếu đứng
từ ngoài nhìn vào – bàn thờ Thần đặt bên tay trái, bàn thờ Gia tiên đặt
bên tay phải. Trước bàn thờ, người ta thường có đặt một bộ trường kỷ
hoặc bàn ghế tiếp khách. Hai bên cột nhà trước bàn thờ, người ta thường
treo hoành phi, câu đối, hoặc như nhà nào nghèo trên vách cũng treo
tranh hoặc câu đối bằng giấy. Nhà thường không có chia buồng ngang, nên
người ta hay đặt hai bộ ván ở hai bên nhà. Nếu có chia làm hai trái thì
một bên nhà người ta để cót thóc hoặc giống cây các loại cho mùa sau.
Một bên người ta làm phòng ngủ. Thông thường thì khu vực bếp làm riêng,
biệt lập hoặc ngăn cách hẳn với căn nhà.Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
Có thể nói: Do sự phổ biến và tồn tại rất lâu đời, nên những kiểu nhà trên trở thành một lối kiến trúc đặc thù, rất phổ biến trong văn hóa nông thôn Việt Nam. Tại sao ông cha ta lại chọn kiểu nhà này?
Nếu xét dưới góc độ Phong thủy thì những kiểu nhà này có những đặc điểm chung như sau :
* Cách bài trí nội thất trong nhà như trình bày ở trên gợi cho ta một ý niệm về sự cân bằng Âm Dương.
* Tất cả các ngôi nhà từ trước đến sau chỉ có một ngăn. Do đó, hướng nhà, hướng phòng, sơn nhà, sơn phòng đều trùng hợp.
Trong Phong thủy gọi đó là nhà Đơn trạch.
* Thông thường các căn nhà đều được bố trí theo hướng cửa chính là Nam hoặc Đông nam.
Các cụ thường ví: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”.
Với sự phổ biến kiểu nhà này ở khắp một vùng nông thôn rộng lớn và tồn tại lâu đời, đã chứng tỏ một sự thống nhất về văn hóa xã hội và là một sự lựa chọn có ý thức của tiền nhân.Nhưng tại sao tiền nhân lại chọn kiểu nhà này?
Theo cái nhìn của thuật Phong Thuỷ – dù xét theo phương pháp của Dương trạch tam yếu hay Bát trạch minh cảnh và trong điều kiện kinh tế thời xưa – thì đây là một kiểu nhà bảo đảm tối ưu về mặt phong thuỷ cho một căn nhà, trong sự tương quan nội tại của căn nhà đó (Không tính tương quan của căn nhà với cảnh quan môi trường). Điều kiện cần để có sự tối ưu này là căn nhà hợp hướng với cung mạng của chủ nhà. Những sự phân tích dưới đây, được đặt giả thiết là hướng nhà hợp tuổi chủ nhà.
1) Lập luận theo Dương trạch tam yếu:
Một căn nhà được coi là tốt thì phía sau nhà phải tốt (Tọa sơn tốt – nói theo thuật ngữ Phong thuỷ) và hướng nhà phải tốt. Vì là nhà đơn, nên tất cả các phịng chính và phụ đều có hướng tốt và toạ sơn tốt.
2) Lập luận theo Bát trạch minh cảnh:
Do tất cả các phòng và nhà đều hợp hướng chủ nhà (theo giả thiết đã nêu). Bởi vậy sẽ mang lại sự thống nhất và phát tài cho gia đình.
Đến đây, một vấn đề được đặt ra: Theo đồ hình Hậu thiên bát quái từ bản văn cổ chữ Hán thì Hậu thiên bát quái Văn Vương phân Đông & Tây trạch như sau:
Đông Tây Trạch Bát Quái Văn Vương
Như vậy, bạn đọc cũng thấy
chỉ có người mạng cung thuộc Đông Tứ trạch mới có cơ hội được cặp sơn
hướng tốt nhất là Bắc – Nam (Phúc Đức). Còn cặp sơn hướng tốt nhất của
người Tây Tứ trạch là Tây Nam và Đông Bắc chỉ thuộc loại trung bình
(Sinh khí). Không lẽ thuật Phong Thuỷ Đông phương lại chỉ ưu ái cho
người thuộc Đông tứ trạch?Nhưng với đồ hình Hậu thiên bát quái đã hiệu chỉnh của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb VHTT 2002) thì có sự cân bằng giữa Đông và Tây trạch vì cặp sơn hướng Tây Bắc – Đông Nam (Càn & Khôn) cho người Tây tứ trạch (Phúc Đức) tương ứng với cặp Bắc – Nam (Khảm & Ly) của Đông tứ trạch .
Xin xem hình minh hoạ sau:
Đông Tây Trạch Hậu Thiên Lạc Việt
Trên cơ sở này chúng ta xem hình minh hoạ dưới đây cho một căn nhà truyền thống theo Phong thuỷ Lạc Việt:
Tọa Bắc hướng Nam
Khảm và Ly
Phúc Đức trạch thuộc Đông tứ trạch
Tọa Tây Bắc-Hướng Tây Nam Càn và Khôn Phúc Đức trạch thuộc Tây tứ trạch
Qua hình trên, bạn đọc
cũng nhận thấy: Đây là điều kiện tối ưu về phong thuỷ cho một căn nhà ở
nông thôn Việt Nam (Với yếu tố cần là hợp hướng với cung mạng chủ nhà)
dù luận theo phương pháp của Dương trạch tam yếu hay Bát trạch minh
cảnh.Phải chăng sự hợp nhất trong cách giải thích về Phong thuỷ theo hai trường phái khác nhau cho căn nhà truyền thống của Việt Nam là cơ sở của một giả thuyết cho rằng: Những phương pháp ứng dụng khác nhau của các trường phái Phong Thuỷ hiện nay, ngày xưa vốn bắt đầu từ một phương pháp thống nhất và nhất quán. Nhưng sự thăng trầm về lịch sử khiến nó bị thất truyền và tán lạc? Chính từ những yếu tố tương tác khác nhau và những phương pháp ứng dụng của nó , mà người Hán sưu tầm được - từ những mảnh vụn còn lại của một nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ - người ta đã coi là những trường phái khác nhau và mâu thuẫn đến khó tin, dù cùng một phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành?
Sự phổ biến trong kiến trúc của một kiểu dáng nhà ở các vùng nông thôn Việt Nam là một yếu tố nữa cho thấy sự thống nhất về văn hóa và tri thức, đã chứng tỏ rằng:
Khoa Phong thủy lưu truyền trong văn hóa Đông phương, nguyên thủy vốn là một phương pháp nhất quán và hoàn chỉnh; thuộc về một nền văn minh một thời huyền vĩ ở miến Nam sông Dương Tử. Khi nền văn minh này bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III trước CN, chính nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách rời rạc những mảnh vụn của nó và lập thành những cái mà người ta quen gọi là gọi là trường phái; hỗn độn, mâu thuẫn và không đầu, không đuôi và chỉ là phương pháp ứng dụng.
Người viết hy vọng những nhà nghiên cứu quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quý báu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét