Nguồn: Trung tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
1. KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNGTrùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta . Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này , nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương , thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự . Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước : Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh .Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa , các vị sư tăng đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả . Hàng ngày , vào buổi chiều , các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to , cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt . Ngoài ra , tại miền Bắc Việt Nam , từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông , Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh , Hải Phòng , Nam Định ... có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay . Thông thường , các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư , Phù Thủy , thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long - Bắc Ninh , Liên Phái - Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm . Theo Nguyên Vũ đã viết : "Hàm long : Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi " ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. "
Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :
" *Trùng 3 ngày( tức là
trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có
người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn
thì người tiếp theo đã chết.Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia
đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng. ).
* Trùng tuần đầu( tính
từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có
thể kéo dài đến 49 ngày- tức là cúng 49 ngày đó.
* Nhẹ hơn nữa tức là
xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn
tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra
vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng
khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều
thời gian để đi cứu giải.
- Việc trùng nặng hay
nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông
thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất
thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp
xoay xở.
*Cách giải:
- Nhà có người chết
trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào
cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của
chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể
gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh
niệm phật cho vong hồn siêu thoát( hay nói đúng ra là nhốt vong vào
trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và
khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng
càng dễ bị bắt).
- Nếu trùng nặng, tôi
khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong
Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng
về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm
Long ( Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên
sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là
một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài
bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các
nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.
- Khi gửi vào chùa rồi,
bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau( các nhà sư
chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó): 1- sau khi gửi lên chùa, ở
nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ
tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết
thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài. 2- Khi đưa
vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè
là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong
chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường
nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế
nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.3-
sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ
cúng lại bình thường.
* Có một nhà sư đã nói
đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc
điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi)là : dù có ốm thập tử
nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống ( kể cả là ung thư giai
đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có
muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả
lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng
nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị
trùng tang mà không biết.
* Ở chùa Hàm Long có
các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi
thấy một mặt là chữ nho một mặt là phật bà.
* Rất tiếc là tôi không
nhớ địa chỉ cụ thể, tuy nhiên bạn có thể đi đường cao tốc về thành phố
Bắc Ninh, có 1 cái cầu vượt, tay trái đi vào thị xã, tay phải đi về
phía chùa. Tuy nhiên chùa ở núi nên còn đi vào khá xa, tôi chỉ nhớ là
có đi qua nhà máy kính nổi. sau đó thì bạn hỏi đường tiếp nhé, vì nó
khá nổi tiếng mà,với lại cũng có biển chỉ đường đi về chùa đó. Tôi đã
đi nhiều chùa nhưng đó là ngôi chùa cổ u tịch nhất mà tôi biết, khi tôi
đến đó thấy cả dãy dài ô tô từ tứ phương đổ về- thường là những người
đi gửi vong chứ ít ai đi vãn cảnh chùa lắm có lẽ vì tâm lý đó là nơi
giữ vong, mọi người đến thường xong việc đi luôn, chắc cũng vì sợ ở lâu
chỉ thêm đau long do thương xót người đã mất. Các gia đình sau khi gửi
vong thường chỉ thực hiện được một thời gian đầu những điều cần kiêng,
sau vì thương tiếc người thân đã cúng lại vì sợ ma bị đói. Đây là điều
cần hết sức tránh vì các nhà sư cúng bái còn cẩn thận hơn chúng ta
nhiều. Có nhiều gia đình phải gửi đi gửi lại nhiều lần vì vong theo về,
vì cúng khấn ở nhà. Vì vậy bạn nên tránh những điều tôi đã nói nhé.
Bạn ạh, chết trùng hoàn toàn
có thể khống chế được nếu làm đúng cách. Vài điều nhắn gửi, mong gia
đình bạn bình an. " ( dienbatn quên nguồn ).
"Theo quan niệm của
lịch số Trung Hoa và trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là
ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày
cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:
Đối với tuổi Thân, Tý ,
Thìn kỵ Tỵ. Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi
Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày
trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ. Tương tự như thế đối
với các tuổi Tỵ, Dậu, Sưủ kỵ Sưủ, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi
kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.
Theo quan niệm dân
gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng
xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ
chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng
ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.
Ngày trùng tang (trùng
nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng
năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm
Thân... gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm
liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều
xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng
ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang
liên táng.
Đối với Phật giáo thì
sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người
chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi
bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai
trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay
thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang,
trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người
mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.
Tuy nhiên, vì tập tục
này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần
phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến
vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời
nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây
mới là những điều cần làm để " âm dương lưỡng lợi" theo quan điểm Phật
giáo." ( dienbatn ghi lại từ nguồn - Tổ tư vấn báo Giác ngộ - UIA )
Trùng tang liên táng
hoàn toàn có thật , bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một
nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được . Trong quá trình nghiên
cứu về hiện tượng này , dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật
sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng . Đó chính là một
trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết
phạm trùng . Vì lý do " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu "
hay hiện tượng cộng hưởng tần số . . Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương
:Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực
tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng ,nên tất yếu phải có
phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào.Đó có thể là một hiện
tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống ,dòng họ.Do tần số đôi
bên có thể khác nhau nhiều,nên trong lý thuyết về Nhạc,loại cộng hưởng
này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia
).Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều
này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống
với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị , còn những
người khác và con Dâu , con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh
hường .
CHÙA HÀM LONG - BẮC NINH
Một tư liệu khác nữa dienbatn sưu tập :
"Theo tín ngưỡng dân gian: Trùng tang là chêt trùng vào năm tháng ngày giờ.
Theo tinh thần Phật giáo Chánh Tín: thì không kiêng cử ngày giờ. Mọi sự vật đều bị chi phối bởi luật nhân-quả.
Bởi vì chúng ta còn
là phàm nhân nên mọi người chúng ta cũng bị chi phối bởi các tín
ngưỡng dân gian. Do đó, Đức Phật-Ngài không cho chúng Tăng xem bói, coi
tướng ngày giờ. Nhưng để hóa độ chúng sanh, cho nên Chúng Tăng có vị
đã làm những việc này, xem như là một phương tiện nưong vào đó để hóa
độ chúng sanh vì chúng sanh tín ngưỡng như thế nên các Ngài mới phưong
tiện mà độ để giúp cho họ có niềm tin vào Phật vào Chánh Pháp. Nhưng
hỡi ơi! Vào thời này có vị lạm dụng những việc này để kiếm tiền làm ô
danh cửa đạo. Thật đáng buồn thay!
Trùng tang có phải xét trên nhiều yêu tố khác như: bị thư bị yếm, phong thủy......Nói chúng ta là những người học Phật tu nhân không tin những việc này, nhưng cũng cần biết để mà xử trí khi gặp phải các vấn đề này: như trường hợp nàng Ma Đăng Già dùng chú của Phạm Thiên cám dỗ Tôn Giả A Nan, Đức Phật Ngài thuyết Chú Lăng Nghiêm và Sai Ngài Văn Thù Sư Lợi dùng Chú Phật để hóa giải chú của Phạm Thiên mà giải cứu Ngài A Nan thoát khỏi vòng dây tình ái ( ai nhiều dâm dục hay để ngăn ngừa thì nên trì tụng Chú Lăng Nghiêm, do đó các Chùa thường hay trì tụng Chú này ). Tôi xin nói về vị nữ cư sĩ khơi nguồn Mật Tông cho tôi là Người Nam Vang ( Campuchia ), ba của vị này là Thầy tu sĩ Phật giáo Nam Tông chính thống, chính vị nữ cư sĩ này đã kể nhiều chuyện cho tôi nghe như: ở miền quê mé miền Tây, có một người ghét không thích gia đình nào đó, thế rồi họ liệng vô nhà đó, chỉ 1 tờ giấy trắng, rồi người trong nhà mở ra thế là lần lần cả nhà chết hết....còn nhiều chuyện dị kỳ. Dó đó, mọi sự việc phải xét nhiều mặt chứ không nên phiến diện một phía......
Trung Hoa không thích đất nước ta vì có nhiều Thánh nhân xuất hiện và có nhiều vị tướng tài. Do đó, họ đã dùng các nhà phong thủy phù thuật trấn ếm nguyền rủa nước ta bằng nhiều cách nhiều phương diện....Cũng như Ô Mã Nhi, một vị tương sang đánh nước ta từng có lời thề:" Đánh thua VN thì đội quần đàn bà ", do đó, phụ nữ ai mà bị rớt đồ xuống sông thừơng bị mắc đàn dưới. Thầy tôi đã ra tay chữa bệnh này rất nhiều và Thầy tôi cũng đã lập Đại trai đàn để giải lời thề cho Ô Mã Nhi cũng như anh em Ngô Đình Diệm.... thoát khỏi bị đọa ( Nếu vị nào am tường về binh pháp chắc biết Ô Mã Nhi ). Đàn này rất lớn xin nguyện lực sự gia trì lực của của Chư Tăng Ni hòa Thượng nhiều nơi ẩn mật tu luyệncùng Chư Phật Bồ Tát Thánh Hiền, dưới sự chẩn tế của các pháp sư....Do đó, một lời thề đến một lúc nào đó cũng bị phá vỡ, do nguyện lực niệm lực niềm tin Phật Pháp Tăng Tam Bảo chính thống, thì bị phá vỡ bởi sức mạnh của Diệu pháp nhằm lợi lạc cho nhân sinh. Mọi việc không qua luật nhân quả, không ngoài huyền cơ là vậy. ( dienbatn ghi từ Phổ Quảng )
2. CÁCH TÍNH TRÙNG TANG LIÊN TÁNG:
CÁCH TÍNH TRÙNG TANG ( Nhớ tính theo tuổi âm lịch ) .
KIỂM TRA TRÙNG TANG NGÀY MẤT :
Theo sách “ Tam Giáo
Chính Hội “ : Nam nhất thập khởi Dần thuận liên tiến,Nữ nhất Thập khởi
Thân , nghịch liên tiến , Niên hạ sinh Nguyệt , Nguyệt hạ sinh Nhật ,
Nhật hạ sinh Thời . Ngộ Tý - Ngọ - Mão - Dậu Thiên di . Dần - Thân - Tỵ
- Hợi Trùng tang . Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Nhập mộ cát dã “.
Từ 1 đến 9 tuổi không tính Trùng tang.
" Xin ghi lại tính Trùng Tang theo cổ truyền:
1. Địa Chi trùng
Trong 12 tuổi con
giáp chết bất kỳ năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày ần, Thân, Tỵ, Hợi. Mức độ
"Trùng" nhẹ hay còn gọi "trùng phục" theo dân gian.
Khi chôn cất hay cải táng cũng phải cữ ngày giờ trên.
2. Trùng tang liên táng
2.1 Tuổi Thân Tý Thìn chết năm tháng ngày giờ Tỵ.
3. Kỵ tuổi khi niệm và chôn
Có 3 tuổi phải kỵ.
Con trai trưởng nam tuổi Dần; dâu trưởng nam tuổi Mão; cháu trưởng nam
tuổi Thìn. Kỵ giờ Dần Mão Thìn khi niệm phải tránh đi. Người chết không
có con, dâu và cháu trưởng trên thì cần tránh anh trưởng và cha mẹ.
1/. Trước tiên , ta
khởi Đại -Tiểu -Số -liên -tiết , nam khởi tại Dần đi thuận , nữ khởi
tại Thân đi nghịch , tính đến tuổi người mất thì dừng lại.
VD : Người mất là nam 68 tuổi
Tại Dần ta khởi 10 ,
Mẹo là 20 , Thìn là 30 , Tị là 40 , Ngọ là 50 , Mùi là 60, Thân là 61 ,
Dậu là 62 , Tuất là 63 , Hợi là 64 , Tý là 65, Sừu là 66 , Dần là 67 ,
Mẹo là 68
Đến đây là đã đến tuổi người mất , ta dừng lại , chờ...tính tiếp
Bước II
2/. Kế tiếp , ta lấy cung kế đó khởi tháng giêng , tính đến tháng người mất
VD tiếp : Giả như người mất ở trên là mất vào tháng 6 , ngày 9 , giờ Dần
Ở trên ta đã đếm
tới cung Thìn là tuổi người đó , vậy cung kế là cung Tị khởi tháng 1 ,
Ngọ là tháng 2 , Mùi là tháng 3 , Thân là tháng 4 , Dậu là tháng 5 ,
Tuất là tháng 6.
Đến đây ta lại dừng lại...chờ xem tính tiếp thế nào nhé !
3/. Ta lần lượt tính như thế với ngày , rồi giờ.
VD tiếp :Ở trên ta
đã có tháng 6 ở Tuất , vậy nhích tới Hợi là mùng 1 , Tý là mùng 2 , Sửu
là mùng 3 , Dần là mùng 4 , Mẹo là mùng 5 , Thìn là mùng 6 , Tị là
mùng 7 , Ngọ là mùng 8 , Mùi là mùng 9.
Vậy thì tới cung Thân là giờ Tý , cung Dậu là giờ Sửu , cung Tuất là giờ Dần.
Bây giờ ta chỉ việc tra vào xem các cung năm tháng ngày giờ rơi vào cung nào thôi :
Các cung TÝ _ NGỌ _ MẸO _ DẬU là Thiên Di
Các cung THÌN _ TUẤT _ SỬU _ MÙI là Nhập Mộ
Các cung DẦN _ THÂN _ TỊ _ HỢI là Trùng Tang
Vậy các cung của VD này là Nhập Mộ hết , vậy là người chết đó tận số rồi vậy. Như thế con cháu sau này sẽ làm ăn khấm khá.
Thường thì có cung này có cung khác , hễ càng có nhiều cung Trùng Tang chừng nào thì việc Trùng càng bị nặng thôi." ( dienbatn ghi lại từ bạn đồng tu Pháp vân ).
Theo duonghoainam61 : " Trong phép tính trùng tang ta phải biết tiên lượng :trùng ngày nặng nhất-Trùng thất xa.
trùng tháng nặng nhì-Trùng tam xa.
trùng giờ nặng 3-trùng nhị xa
trùng năm nhẹ nhất -trùng nhất xa.
Ngoài ra cứ chết
vào năm tháng ngày giờ Dần,thân,tỵ,hợi thì cũng bị trùng tang theo
phương đồ trên .Năm tính năm,ngày tính ngày...
Còn phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa để tính, nếu chết chôn:
-Tháng giêng:ngày 7-19
-Tháng 2,tháng ba:ngày 6-18-30.
-Tháng tư:ngày 4-16-28.
-Tháng năm,tháng sáu:ngày 3-15-27.
-Tháng bảy:ngày 1-12-25.
-Tháng tám,tháng chín:ngày 12-24.
-Tháng mười :ngày 10-22.
-Tháng 11-tháng chạp:ngày 9-21.
Nếu người chết mà
chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha
mẹ ,con cháu,anh em ruột chết nữa.Bài này khá linh nghiệm xin nhớ kỹ.
Khi thấy bị phạm
những điều trên rồi ,gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay,nên tìm các
thầy tu ,cao tăng,ngoài đời thường rất hiếm.Chớ coi thường. "
Có thể nhìn bảng tính sau do dienbatn thực hiện , cũng thấy dễ dàng :
LIÊN QUAN GIỮA CÁC TUỔI CẦN TRÁNH KHI PHẠM TRÙNG TANG .
Sách cũng viết rằng :
Trùng tang Nhất xa - Ba người chết theo .
Trùng tang Nhị xa - Năm người chết theo ,
Trùng tang Tam xa - Bẩy người chết theo .
Sinh năm Kỷ Dậu nên bị Phục tang tại Địa hộ Tỵ - Tam xa .
Phục - Sự quay trở lại của Vong hồn .
Trùng _ Sự nhập của Vong hồn vào người sống , bắt đi theo .
Trùng tang ngày là nặng nhất .
Trùng tang Tháng là nặng nhì .
Trùng tang Giờ là nặng thứ ba .
Trùng tang Năm là nhẹ nhất .
KIÊNG KỴ :
Người nhà kiêng người Tam hợp tuổi , kiêng tuổi xung , kiêng tuổi Hình với Vong mệnh .
Kỵ Long - Hổ - Kê - Xà tứ sinh Nhân ngoại ( Người khách các tuổi Thìn - Dần - Dậu - Tỵ không được có mặt khi khâm liệm ) .
Kiêng người có cung phi Bát trạch xung khắc với Vong mệnh .
Kiêng khóc thành tiếng khi đang liệm .
Một bài của Trường Minh ( NCD ) về Thần Trùng :
VỤ 30 : THẦN TRÙNG .
Cách này ở nhiều sách hay lầm lẫn với các ngày Trùng Tang , Tam Tang , Trùng Phục...Thần Trùng là trong gia quyến , thân chủ có người chết nhằm ngày đó , nếu không Nhương Ếm thì sẽ bị tai họa chết trùng , người ta gọi là Trùng Tang Liên Táng , trong thân sẽ có người chết tiếp. Những ngày đã nói ở trên không kỵ chết mà chỉ kỵ những việc an táng , tẩn liệm , mặc đồ tang , chôn cất , xả tang... Còn như chết nhằm ngày Thần Trùng mới đáng sợ. Sau đây là ngày Thần Trùng :
_ Tháng 1,2,6,9,12 : Chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng " Lục Canh Thiên Hình ". Nếu thêm thấy năm tháng cũng vậy là càng nặng.
_ Tháng 3 : Chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Tân Thiên Đình " , nếu gặp thêm năm , tháng nữa càng nặng hơn
_ Tháng 4 : Chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng " Lục Nhâm Thiên Lao " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
_ Tháng 5 : Chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Quý Thiên Ngục " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
_ Tháng 7 : Chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là pahm5 Thần Trùng " Lục Giáp Thiên Phúc " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
_ Tháng 8 : Chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Ất Thiên Đức " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
_ Tháng 10 : Chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng " Lục Bính Thiên Uy ". nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
_ Tháng 11 : Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng " Lục Đinh Thiên Âm " , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét